Vật liệu xây dựng, Chống thấm mái

[Chia sẻ] 2 Vật liệu chống thấm máng xối bị nứt đơn giản, hiệu quả

Máng xối còn được gọi là sê nô

Chống thấm máng xối là hạng mục cần được xử lý một cách cẩn thận, nếu không sẽ ảnh hưởng đến công năng hứng nước mưa của nó. Cùng tìm hiểu sâu hơn về quy trình xử lý máng xối bị nứt và vật liệu chống thấm cho máng xối ngay tại bài viết dưới đây.

Giới thiệu chung về máng xối

Máng xối hay còn gọi là sê nô (seno), máng hứng nước mưa. Là vật dụng được thiết kế, lắp đặt ở mép dưới của mái với công dụng gom, chứa và thoát nước mưa từ nóc công trình đến công thoát nước, ngăn chặn rò rỉ và tràn nước ra ngoài. Với quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa và lượng mưa nhiều như ở Việt Nam thì máng xối là bộ phận đặc biệt quan trọng.

Máng xối còn được gọi là sê nô

Máng xối còn được gọi là sê nô

Dựa theo vật liệu, người ta phân máng xối thành 4 loại:

  • Máng xối tôn mạ màu: mức độ phổ biến rất cao, có khoảng 90% công trình đang sử dụng loại máng này
  • Máng xối nhựa composite: độ bền cao, hoàn toàn không bị gỉ sét hay ẩm mốc, dễ làm sạch nhưng giá thành cao
  • Máng xối Inox: phù hợp với yêu cầu về khả năng chống ăn mòn hóa chất, chống oxy hóa, dễ dàng uốn cong theo thiết kế của công trình
  • Máng xối bê tông: loại máng này bền chắc với thời gian.

Các nguyên nhân gây thấm dột máng xối bê tông

Để lựa chọn cách chống thấm máng xối bê tông hiệu quả, trước tiên bạn cần tìm ra chính xác nguyên nhân gây thấm dột. Một số nguyên nhân thường gặp phải kể đến đó là:

  • Công tác chống thấm từ đầu không hiệu quả: máng xối là bộ phận thường tiếp xúc với nắng mưa làm co giãn vật liệu, nếu lớp chống thấm ngay từ đầu không thực sự tốt thì việc xuất hiện các khe hở gây thấm dột trần, tường nhà là điều khó tránh khỏi.
Nguyên nhân thường gặp gây thấm dột máng xối

Nguyên nhân thường gặp gây thấm dột máng xối

  • Sử dụng máng xối làm từ chất liệu kém chất lượng: sau thời gian sử dụng, máng xối xuất hiện tình trạng rỉ sét. Khi tiếp xúc với nước mưa, quá trình ăn mòn, rỉ sét diễn ra nhanh hơn tạo thành các lỗ thủng. Nước từ lỗ thủng chảy xuống gây thấm dột trần, tường nhà. Tình trạng này thường xảy ra tại các vị trí nối, lỗ vít hoặc vị trí bị trầy xước do quá trình thi công gây ra.
  • Vị trí ghép nối máng xối không thoát hết nước: các vị trí ghép nối thường nước thoát không hết sau mưa, gây tích tụ. Hơn nữa vật liệu trám thường dùng là silicone nên nhanh bị lão hóa, không chịu được nhiệt độ cao.
  • Nước mưa tràn qua máng xối: tình trạng này ít xuất hiện, có thể là do máng xối nhỏ hoặc số lượng lỗ thoát nước khổng đủ làm nước chảy không kịp dẫn tới tràn vào nhà.

Quy trình xử lý chống thấm máng xối bị nứt 

Trước khi tiến hành chống thấm, bạn cần kiểm tra và xử lý những vị trí bị nứt trên máng xối. Điều này vừa để gia tăng cường độ bám dính, vừa tăng khả năng chống thấm và độ bền cho công trình.

Xử lý vết nứt trước khi chống thấm máng xối

Xử lý vết nứt trước khi chống thấm máng xối

Cách xử lý máng xối bị nứt gồm các bước:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt máng xối

Bước 2: Trám vết nứt

  • Nếu vết nứt nhỏ: sử dụng keo chống thấm chuyên dụng BS8620 để trám vào đường nứt
  • Nếu vết nứt lớn: pha latex với Neopress Crystal trám lại và trám kín.

Bước 3: Tiến hành thi công chống thấm máng xối.

Vật liệu chống thấm máng xối phổ biến, cho hiệu quả rõ rệt

Vật liệu chống thấm là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả thi công và tuổi thọ công trình. Đới với máng xối, 2 loại vật liệu cho khả năng chống thấm có thể nói là hoàn hảo là màng Bitumvật liệu gốc Polyurethane.

Chống thấm máng xối bằng màng gốc Bitum

Màng Bitum có 2 loại là màng tự dánmàng khò nóng, cả 2 loại này đều có khả năng kháng nước và chịu nhiệt tốt. Cách chống thấm máng nước bê tông bằng màng gốc Bitum có hơi phức tạp nhưng chống thấm bằng vật liệu này có hiệu quả rất cao.

Chống thấm máng xối bằng sản phẩm màng Bitum

Chống thấm máng xối bằng sản phẩm màng Bitum

Quy trình thi công cách chống thấm máng xối bê tông bằng màng khò Bitum như sau:

Bước 1: Quét lớp tạo dính

  • Dùng lu sơn thi công trên bề mặt bằng rộng, dàn mỏng và đều lớp tạo dính, đảm bảo bao phủ bề mặt bê tông (lưu ý, chỉ thi lớp tạo dính trong diện tích có thể làm trong ngày)
  • Sau khi lớp tạo dính lót khô, tiến hành dán màng chống thấm (kiểm tra bằng cách sờ lên bề mặt và thấy không dính tay).

Bước 2: Dán màng chống thấm

  • Trước khi dán, kiểm tra lại toàn bộ lớp màng. Đặt các cuộn vào vị trí cần chống thấm rồi trải ra để chuẩn bị dán. Chuẩn bị đèn khò, khò lên các tấm trải
  • Cuốn ngược màng lại nhưng không làm thay đổi các hướng đã định. Tiếp đến là từ từ trải ra, làm nóng bề mặt bằng đèn khò gas. Dụng cụ này có tác dụng làm tan chảy bề mặt để bám dính vào lớp lót.
  • Thực hiện thi công từ vị trí thấp nhất và hướng về phía cao dần (nếu bề mặt có độ dốc). Lướt lửa qua lại và đều đặn vào bề mặt khò dính bên dưới màng. Đồng thời làm nóng bề mặt thi công, dán màng đã khò vào khu vực này. Thao tác nhanh để đảm bảo hiệu quả, phân bố nhiệt đồng đều.
  • Dùng con lăn gỗ hoặc ấn mạnh lực chân để ép phần màng ở khu vực đã khò để tạo bề mặt phẳng, tránh hiện tượng nhốt bọt khí khi hoàn thiện.

Bước 3: Những điều cần chú ý khi thi công

  • Tại vị trí chồng mí: dùng đèn làm nóng chảy mép màng, sử dụng bay thi công miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp
  • Gia cố vị trí yếu: việc này giúp tăng bám dính và tuổi thọ màng. Do đó, cần gia cố các điểm yếu như: góc tường, cổ ống, khe co giãn,…
  • Sau khi thi công, nếu có hiện tượng bong bóng khí xuất hiện làm phồng rộp màng hãy dùng vật sắc nhọn đâm thủng khu vực đó để thoát hết khí rồi dán đè tấm khác lên với biên độ chồng mí là 50mm
  • Sau khi thi công màng chống thấm, lập tức phủ lớp bảo vệ để màng chống thấm không rách, hỏng do lưu thông, vận chuyển dụng cụ, thiết bị, đặt thép. Việc này càng tiến hành nhanh càng tốt.

Chống thấm máng xối bằng vật liệu gốc Polyurethane

Vật liệu chống thấm gốc Polyrethane có thể bám dính trên nhiều bề mặt khác nhau, độ đàn hồi và giãn nở tốt, khả năng che phủ và lấp đầy vết nứt hiệu quả. Ưu điểm của thi công chống thấm máng xối bằng sơn hoặc keo sẽ không xuất hiện mối nối như dùng màng chống thấm. 

Vật liệu gốc Polyurethane được dùng phổ biến trong chống thấm máng xối

Vật liệu gốc Polyurethane được dùng phổ biến trong chống thấm máng xối

Để việc thi công đạt hiệu quả cần xử lý tốt bề mặt chống thấm. Cách chống thấm máng nước bê tông như sau:

Bước 1: Vệ sinh bề mặt seno cần thi công

Làm sạch toàn bộ lòng máng thu nước, đặc biệt là tại vị trí 2 cổ ống thoát nước

Bước 2: Cải tạo bề mặt máng thu nước

Việc thấm ẩm lâu ngày làm hỏng kết cấu bê tông, xuất hiện tình trạng bong tróc, rỗ mặt gây thấm dột

Bước 3: Đục mở rộng quanh phễu thu nước của máng xối bê tông

  • Tiến hành rót grout không co ngót – Polyurethane để bịt kín khe nứt giữa vách ống và sàn bê tông. 
  • Dán lưới tăng cường chống nứt, dán từ trong ống đè lên bề mặt bê tông hiện hữu. 

Bước 4: Tiến hành quét 1 lớp lót giúp tăng độ bám, tiếp đến là quét tiếp 2 lớp chống thấm gốc polyurethane để hoàn thiện.

Địa chỉ cung cấp vật liệu chống thấm máng xối chất lượng

Mua vật liệu chống thấm máng xối ở đâu đảm bảo chất lượng, đúng giá là quan tâm của rất nhiều khách hàng hiện nay. Vật liệu chất lượng góp phần quan trọng trong hiệu quả thi công chống thấm và kéo dài tuổi thọ sử dụng. 

Trên thị trường, có rất nhiều đơn vị cung cấp vật liệu chống thấm, trong đó, cái tên quen thuộc và được khách hàng đánh giá cao, chọn lựa phải kể đến là Siêu thị chống thấm. 

  • Cam kết 100% sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
  • Sản phẩm đa dạng từ thương hiệu đến giá thành
  • Kiểm hàng kỹ lưỡng trước khi xuất kho bởi kỹ thuật viên chuyên nghiệp
  • Tư vấn và cung cấp giải pháp chống thấm đa dạng
  • Bảo hành chính hãng từ nhà sản xuất.

Trên đây là cách xử lý máng xối bị nứt và thông tin 2 loại vật liệu chống thấm máng xối hiệu quả, mong sẽ giúp bạn đọc chọn được giải pháp chống thấm phù hợp. Truy cập vào website: https://sieuthichongtham.com.vn/ để xem nhiều hơn các dòng sản phẩm khác nhau hoặc gọi Hotline 0904 093 533 để được hỗ trợ nhanh nhất.

0/5 (0 Reviews)