Chống thấm mái cho ngôi nhà là hạng mục không thể bỏ qua dù công trình của bạn là lớn hay nhỏ, điều này giúp bảo vệ không gian sống khỏi sự tấn công của nước, hơi ẩm. Nếu bạn vẫn chưa biết cách chọn vật liệu chống thấm mái nhà phù hợp nhất cho căn nhà của mình thì hãy xem ngay bài viết dưới đây.
Vì sao cần chống thấm mái nhà?
Trước khi đi vào cách chọn vật liệu chống thấm phù hợp, cùng Siêu thị chống thấm giải đáp thắc mắc của nhiều người: vì sao cần chống thấm mái khi việc này vừa tốn kinh phí vừa tốn thời gian.
Như chúng ta đều viết, Việt Nam là một trong những quốc gia có sự phân hóa khí hậu rõ rệt trải dài từ Bắc đến Nam. Tuy nhiên, có một đặc điểm chung của thời tiết nước ta là nắng ít và mưa nhiều. Khi trời mưa, tường của các công trình xây dựng sẽ bị ngấm nước gây nên tình trạng: xỉn màu, mọc rêu, nứt tường…
Chống thấm mái nhà là cách tốt nhất giúp bảo vệ kết cấu và thẩm mỹ của công trình
Do đó, chống thấm mang đến những lợi ích sau:
- Bảo vệ nét thẩm mỹ cho công trình: nhờ có lớp chống thấm, nước mưa khó xâm nhập vào mái công trình, từ đó tường không bị ẩm ướt, nấm mốc, phủ rêu, giữ cho vẻ đẹp của công trình được bền với thời gian
- Tăng độ kiên cố và cứng chắc cho công trình: các vật liệu xây dựng như gạch, vữa, sơn… sau khi hoàn thiện, bề mặt ẽ có những lỗ nhỏ li ti. Những lỗ nhỏ này khi gặp trời mưa nhiều hay thời tiết ẩm ướt sẽ làm nước từ từ ngấm vào tường khiến tường dễ bị nứt. Với một lớp chống thấm hoàn thiện, công trình của bạn sẽ được bảo vệ tối đa.
- Tiết kiệm chi phí xây dựng: nhiều người vẫn còn cho rằng, việc chống thấm cho các công trình xây dựng sẽ khiến họ tốn thêm một số tiền, do đó việc này rất lãng phí, Nhưng thực tế, việc chống thấm không những không gây lãng phí mà còn giúp bạn tiết kiệm về lâu về dài. So với việc bức tường dễ bị thấm nước và nấm mốc, nứt vỡ… bạn cần bỏ tiền ra để sơn khắc phục nhằm che đi vết ố trên tường hay phải sửa chữa các vết nứt thì chống thấm sẽ bảo vệ công trình được lâu dài, không cần tốn chi phí sửa chữa.
Cách chọn vật liệu chống thấm mái nhà phù hợp nhất cho căn nhà của bạn
Theo các chuyên gia chống thấm đến từ Siêu thị chống thấm, để chọn được vật liệu phù hợp với mỗi công trình, bạn cần dựa vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, quan trọng nhất phải kể đến là 5 yếu tố cốt lõi dưới đây:
Hạng mục chống thấm
Để chọn được vật liệu chống thấm phù hợp cho từng hạng mục công trình, trước tiên bạn cần biết thị trường hiện nay có những loại vật liệu chống thấm phổ biến nào? Ưu, nhược điểm của các vật liệu đó là gì? Cụ thể những loại vật liệu chống thấm phổ biến hiện nay như sau:
- Màng chống thấm: có nhiều loại, mặt trơn, mặt đá, mặt nhôm, màng tự dính, màng khò nóng… Ưu điểm của vật liệu này là khả năng chống thấm tốt, độ bền cao. Nên chọn màng chống thấm khi tiến hành chống thấm sàn hoặc mái bê tông.
- Chống thấm gốc polyurea: vật liệu này có cường độ cơ học cao, độ bám dính cực tốt, chỉ số có thể lên đến 3N/mm2, thích hợp với bề mặt lộ thiên có nhu cầu đi lại. Đặc biệt, chịu được nước chỉ sau 2 giờ sau thi công.
Chọn vật liệu dựa vào hạng mục chống thấm
- Chống thấm gốc polyurethane: đây là vật liệu chống thấm có ứng dụng rộng rãi, dùng được cho nhiều hạng mục như mái, ban công, tường… Chống thấm PU được coi là vật liệu trơ với nước và hơi ẩm, do đó nước mưa, hơi nước trong không khí không thể đi qua. Ngoài ra sản phẩm còn có khả năng kháng UV và chịu nhiệt tốt.
- Chống thấm gốc xi măng: ngoài chống thấm, vật liệu này còn dùng trong xử lý các sự cố thấm do sai hỏng kết cấu như nứt tường, nứt móng, chân tường… Chống thấm gốc xi măng có khả năng chịu áp suất tỉnh tinh âm và dương giúp lớp chống thấm chịu được nước đọng trong thời gian dài mà không bị mủn hay bong tróc. Đặc biệt có thể dùng cho chống thấm thuận và chống thấm nghịch, đây là ưu điểm mà các vật liệu gốc khác không có.
- Chống thấm gốc acrylic: là một loại nhựa làm từ Polyme Acrylic thông qua công đoạn tinh chế với ưu điểm nổi bật là khả năng kháng UV tuyệt vời, độ dãn dài cao, chống lại dải nhiệt rộng.
Từ đó, bạn dễ dàng chọn được vật liệu phù hợp với từng hạng mục cụ thể.
Tần suất sử dụng của hạng mục cần chống thấm
Đây cũng là yếu tố mà bạn không thể bỏ qua khi chọn vật liệu chống thấm cho công trình của mình. Trường hợp hạng mục cần chống thấm có tần suất sử dụng cao, chẳng hạn như mái lộ thiên, có nhu cầu đi lại nhiều,.. bạn cần chú ý đến các chỉ số của vật liệu như:
- Khả năng chống thấm tốt: đây là điều tất yếu, tuy nhiên với những công trình chống thấm lộ thiên, độ chống thấm càng cần được chú ý bởi nó sẽ chịu tác động trực tiếp của nước mưa, hơi ẩm.
Chọn vật liệu chống thấm cũng cần lưu ý đến tần suất sử dụng công trình
- Cường độ cơ học: để đảm bảo lớp chống dính không bị nứt gãy khi xảy ra hiện tượng co giãn do nhiệt độ hoặc các tác động khác.
- Khả năng kháng UV và chịu nhiệt tốt: Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Biên độ nhiệt ghi nhận rất cao, do vậy vật liệu chống thấm cần đảm bảo khả năng kháng UV và chịu nhiệt.
Vị trí địa lý của khu vực cần chống thấm
Chọn vật liệu chống thấm cho công trình nhà ở mỗi khu vực có sự khác nhau, chẳng hạn như:
- Vùng núi cao: có tính chất khí hậu ôn đới, nhiệt độ thấp
- Vùng đồng bằng sông Hồng: có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh giá, mùa hè nắng nóng
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long: cũng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng do vị trí gần với Xích đạo, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm
- Vùng ven biển: hứng chịu nắng gió trực tiếp từ biển Đông, gió biển mang theo những hạt nước biển li ti gây tác động rất nhiều đến các công trình, bao gồm công trình chống thấm
- Vùng gần các khu công nghiệp: hầu hết môi trường quanh khu công nghiệp đều bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ nguồn nước đến không khí. Điều này tưởng không có ảnh hưởng đến việc chống thấm nhưng thực tế lại khác, nó tác động khiến lớp chống thấm nhanh chóng hư hại, làm giảm hiệu quả thi công.
Do đó, khi chọn vật liệu chống thấm cho nhà ở, bạn không thể bỏ qua yếu tố này. Nhà sản xuất sẽ cung cấp đầy đủ thông tin sản phẩm trên bao bì hoặc bạn có thể nghe tư vấn từ đơn vị cung cấp để có lựa chọn phù hợp nhất.
Tình trạng thấm dột của hạng mục
Công trình của bạn chống thấm ngay sau khi xây dựng hay sau thời gian sử dụng, tình trạng thấm dột là nặng hay nhẹ, mới ngấm hay đã bắt đầu hư hại đến kết cấu công trình… Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc chọn vật liệu chống thấm. Hãy cung cấp thông tin tình trạng công trình của mình với đơn vị thi công để có tư vấn tốt nhất.
Ngân sách của chủ nhà
Ngân sách cũng là yếu tố bạn cần quan tâm khi chọn mua vật liệu chống thấm. Hiện nay, thị trường có rất nhiều loại vật liệu chống thấm với nhiều phân khúc, đáp ứng tối nha nhu cầu sử dụng của mọi khách hàng.
Với sự phát triển của công nghệ cùng sự cạnh tranh lớn như hiện nay, các loại chất chống thấm giá từ thấp đến trung bình cũng đều được đảm bảo chất lượng và chế bảo hành từ nhà sản xuất. Do đó, khách hàng không cần quá đặt nặng vấn đề phải mua vật liệu giá cao mới yên tâm.
Khi có nhu cầu chống thấm công trình ngôi nhà của mình, bạn hãy lên kế hoạch kinh phí cho hạng mục này, sau đó trao đổi với đơn vị thi công, cung cấp sản phẩm để chọn loại phù hợp với cả giá tiền và nhu cầu sử dụng.
Các loại vật liệu chống thấm mái nhà chuyên dụng được khuyên dùng
Vật liệu chống thấm mái nhà hiện nay rất đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày một lớn của người dùng. Dưới đây là 3 dòng chuyên dụng được các chuyên gia khuyến khích sử dụng.
Màng chống thấm bitum
Nếu đã từng tìm hiểu qua về vật liệu chống thấm mái nhà, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến cái tên “màng chống thấm bitum” hay “màng chống thấm”, “màng bitum”… đây đều là tên gọi của vật liệu chống thấm có thành phần chính là một loại polime tổng hợp sản xuất dưới dạng cuộn hoặc tấm.
Màng bitum hiện đang được sử dụng phổ biến
Ưu điểm của loại vật liệu này gồm:
- Có tính linh hoạt cao, khả năng co giãn tốt, chịu được sự thay đổi của nhiệt độ
- Độ bền cơ học cao, ổn định kích thước sau thời gian dài sử dụng
- Kháng tia UV và cách nhiệt tốt
- Có ứng dụng rộng rãi, dùng cho nhiều hạng mục khác nhau
- Đa dạng chủng loại với nhiều mức giá khác nhau, là giải pháp kinh tế cho các công trình hiện nay.
Chống thấm gốc polyurethane
Đây là một trong những hóa chất chống thấm được ưa chuộng hiện nay, có thể dùng cho các công trình lớn hay nhỏ đều được, cụ thể như nhà máy, chung cư, nhà ở dân dụng… Trước khi cân nhắc lựa chọn vật liệu gốc này, cùng tìm hiểu về những ưu điểm của nó sau đây:
- Chống thấm tốt: vật liệu trơ với nước và hơi ẩm nên nước mưa hay hơi nước trong không khí không thể đi qua
- Độ bám dính cao: khả năng bám dính trên các bề mặt xây dựng là rất cao, đặc biệt là bê tông. Do đó, tình trạng bong tróc, nứt gãy lớp chống thấm sau thời gian sử dụng hay tác động của thời tiết rất ít khi xảy ra.
Chống thấm gốc polyurethane có độ bám dính cao và kháng UV tốt
- Kháng UV và chịu nhiệt tốt: thích hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều của nước ta.
- Cường độ cơ học cao: có khả năng đàn hồi tốt, độ dãn dài có thể lên tới 500% giúp bảo vệ lớp chống thấm không bị nứt khi có hiện tượng thay đổi nhiệt độ hoặc tác động khác.
Vật liệu chống thấm gốc acrylic
Chống thấm gốc acrylic là một loại nhựa làm từ Polyme Acrylic qua công đoạn tinh chế. Lớp phủ chống thấm Acrylic có khả năng kháng UV tuyệt vời, độ dãn dài cao, chống lại dải nhiệt rộng và chống thấm cực kỳ tốt.
Trên đây là thông tin hướng dẫn cách chọn vật liệu chống thấm mái nhà phù hợp nhất cho căn nhà của bạn, mong rằng bài viết sẽ giúp bạn đọc có được lựa chọn hợp lý nhất. Siêu thị chống thấm cung cấp các vật liệu chống thấm chất lượng, đảm bảo chính hãng với mức giá tốt nhất. Truy cập https://waterproofmark.com/ để xem nhiều hơn các sản phẩm hoặc liên hệ 0904 093 533 để được tư vấn nhanh nhất.
Bài viết liên quan:
- Giải pháp chống nóng cho mái tôn đơn giản, hiệu quả bền bỉ
- Những lợi ích của việc sử dụng màng chống thấm mái nhà
- Ưu điểm và nhược điểm của vật liệu nhựa đường trong chống thấm mái nhà
Vật liệu chống thấm mái nhà: Lựa chọn thông minh dựa trên các tiêu chí quan trọng
Nhà là nơi chúng ta trở về sau một ngày dài làm việc, nơi chúng ta tận hưởng khoảng thời gian bình yên bên gia đình và những người thân yêu. Để tạo nên một tổ ấm an lành, việc lựa chọn vật liệu chống thấm cho mái nhà đóng vai trò quan trọng.
Mái nhà chống thấm đảm bảo sự an toàn và bền vững của ngôi nhà, ngăn nước mưa hoặc các nguồn nước khác xâm nhập vào bên trong, tránh gây hại và gây thiệt hại cho ngôi nhà và các vật dụng bên trong.Có rất nhiều tiêu chí mà chúng ta nên xem xét khi chọn vật liệu chống thấm cho mái nhà. Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, hãy cùng tìm hiểu về các tiêu chí quan trọng này.
1. Hiệu suất chống thấm
Hiệu suất chống thấm là tiêu chí quan trọng nhất khi lựa chọn vật liệu cho mái nhà. Khả năng chống thấm của vật liệu đảm bảo rằng mái nhà có thể chịu đựng được mưa lớn hoặc các nguồn nước khác trong thời tiết xấu. Vật liệu chống thấm xuất sắc sẽ ngăn nước và độ ẩm không mong muốn xâm nhập vào bên trong, giữ cho không gian trong nhà luôn khô ráo và thoải mái.
Trong số các vật liệu chống thấm phổ biến, ngói bitum và màng chống thấm là hai tùy chọn thông dụng. Ngói bitum, còn được gọi là ngói lợp, được làm từ sợi thủy tinh hoặc sợi cellulose được phủ lên bề mặt bằng hỗn hợp bitum và các chất phụ gia. Điều này tạo ra một lớp chống thấm mạnh mẽ và bền vững, có thể chịu được những điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Màng chống thấm, thường là màng chống thấm polyme, được làm từ các loại nhựa chống thấm chất lượng cao. Màng chống thấm này có khả năng tạo thành lớp ngăn chặn nước hoàn hảo trên bề mặt mái nhà. Điều này giúp bảo vệ mái nhà khỏi sự xâm nhập của nước mưa và các tác động tiêu cực của thời tiết.
2. Độ bền và tuổi thọ
Mái nhà là một bộ phận quan trọng của ngôi nhà, và việc lựa chọn vật liệu chống thấm có độ bền và tuổi thọ cao là điều cần thiết. Đảm bảo mái nhà được trang bị vật liệu chất lượng cao và bền đẹp sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của mái nhà, giảm thiểu tần suất sửa chữa và bảo trì, tiết kiệm chi phí cho gia đình.
Ngói bitum và màng chống thấm có độ bền và tuổi thọ cao, đáp ứng tốt yêu cầu này. Ngói bitum được làm từ sợi thủy tinh hoặc sợi cellulose được bọc trong một lớp bitum, giúp nó chống lại mài mòn và tác động của thời tiết. Màng chống thấm polyme, như màng chống thấm PVC hay EPDM, cũng có độ bền và tuổi thọ lâu dài, giúp ngăn ngừa rò rỉ và xâm nhập nước hiệu quả.
3. Cường độ và tính linh hoạt
Mái nhà không chỉ phải chịu đựng trọng lượng của chính nó, mà còn phải chịu tải trọng từ tác động của thời tiết, chẳng hạn như gió mạnh, tuyết, và mưa. Vì vậy, vật liệu chống thấm được sử dụng cho mái nhà nên có cường độ cao và tính linh hoạt, có khả năng chịu lực và co giãn mà không bị nứt nẻ hoặc hỏng hóc.
Ngói bitum có cường độ cao và có khả năng co giãn, giúp nó đảm bảo mái nhà chống lại tác động của gió mạnh và sự biến đổi nhiệt độ. Màng chống thấm polyme cũng có tính linh hoạt cao, cho phép nó co giãn theo biến dạng tự nhiên của mái nhà mà không bị hỏng hóc.
4. Dễ lắp đặt và bảo trì
Quá trình lắp đặt vật liệu chống thấm nên được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng. Nếu vật liệu chống thấm có tính dễ lắp đặt, nhà thầu xây dựng sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức trong quá trình xây dựng. Ngoài ra, tính dễ bảo trì của vật liệu cũng là yếu tố quan trọng, giúp tiết kiệm chi phí trong việc bảo trì mái nhà sau này.
Ngói bitum và màng chống thấm đều có thể lắp đặt một cách dễ dàng và nhanh chóng. Ngói bitum được cắt thành các tấm nhỏ và có thể dễ dàng lắp đặt lên bề mặt mái nhà. Màng chống thấm polyme cũng có thể cắt và lắp đặt một cách linh hoạt, tạo nên một lớp chống thấm liền mạch trên toàn bộ bề mặt mái.
Vật liệu chống thấm dễ bảo trì là sự lựa chọn tối ưu, giúp giảm thiểu thời gian và chi phí bảo trì sau này. Bằng cách đảm bảo mái nhà được trang bị vật liệu dễ bảo trì, bạn có thể yên tâm sống trong môi trường an toàn và bền vững.
5. Khả năng cách âm và cách nhiệt
Một mái nhà chống thấm tốt không chỉ ngăn nước mưa xâm nhập vào bên trong, mà còn có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt. Khả năng cách âm giúp giảm tiếng ồn từ bên ngoài, tạo nên không gian sống yên tĩnh và thoải mái. Trong khi đó, khả năng cách nhiệt giúp giữ cho nhiệt độ trong nhà ổn định, giảm thiểu sự tiêu tốn năng lượng và tiết kiệm chi phí sử dụng điều hòa không khí.
Màng chống thấm polyme thường có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt, giúp giữ cho ngôi nhà luôn trong điều kiện thoải mái và tiết kiệm năng lượng. Các lớp chống thấm màng chống thấm trên mái nhà tạo thành một lớp bảo vệ hiệu quả, ngăn nhiệt độ bên trong không bị thoát ra ngoài và không cho âm thanh xâm nhập vào bên trong nhà.
6. Thẩm mỹ
Ngoài các yếu tố kỹ thuật, thẩm mỹ cũng là một yếu tố quan trọng khi lựa chọn vật liệu chống thấm cho mái nhà. Vật liệu chống thấm phải phù hợp với kiểu dáng và màu sắc tổng thể của ngôi nhà, tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ cho công trình.
Ngói bitum và màng chống thấm polyme đều có nhiều tùy chọn màu sắc và kiểu dáng, cho phép bạn lựa chọn một phong cách phù hợp với ngôi nhà của mình. Bạn có thể tùy chọn các loại màu sắc tươi sáng và độc đáo hoặc các loại màu sắc trung tính và tối giản, tạo nên một ngôi nhà vừa đẹp mắt vừa chắc chắn và bền vững.
7. Chi phí
Việc xây dựng và lựa chọn vật liệu chống thấm cho mái nhà là một quá trình đòi hỏi sự đầu tư. Vì vậy, chi phí cũng là một yếu tố quan trọng cần xem xét. Tuy nhiên, không nên chọn vật liệu chống thấp chỉ dựa trên giá cả mà bỏ qua các tiêu chí quan trọng khác như hiệu suất và độ bền.
Ngói bitum và màng chống thấm polyme đều có mức giá phù hợp với chất lượng và hiệu suất mà chúng cung cấp. Việc đầu tư một khoản tiền hợp lý vào vật liệu chống thấm chất lượng cao sẽ đảm bảo rằng bạn có một mái nhà bền vững và an toàn trong nhiều năm tới.
8. Khả năng tái chế và thân thiện với môi trường
Trong thời đại ngày càng quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, việc lựa chọn vật liệu tái chế và thân thiện với môi trường là điều cần thiết. Vật liệu chống thấm có khả năng tái chế sẽ giúp giảm tải lên môi trường và giữ cho ngôi nhà của bạn đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường.
Màng chống thấm polyme và nhiều vật liệu chống thấm hiện đại khác đều có khả năng tái chế. Điều này giúp giảm lượng rác thải nhựa và tài nguyên sử dụng trong quá trình sản xuất, đồng thời giúp giảm thiểu tác động đến môi trường.
Tóm lại
Trong quá trình xây dựng hoặc sửa chữa mái nhà, việc lựa chọn vật liệu chống thấm phải dựa trên các tiêu chí quan trọng như hiệu suất chống thấm, độ bền và tuổi thọ, cường độ và tính linh hoạt, dễ lắp đặt và bảo trì, khả năng cách âm và cách nhiệt, thẩm mỹ, chi phí, và khả năng tái chế và thân thiện với môi trường.
Cẩn thận lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp sẽ giúp bạn xây dựng một ngôi nhà an toàn, bền vững và thân thiện với môi trường. Hãy tham khảo ý kiến của nhà thầu hoặc chuyên gia xây dựng để đảm bảo sự lựa chọn tốt nhất cho ngôi nhà của bạn.