Chống thấm trần nhà nên chọn vật liệu gì và đơn vị thi công nào để đảm bảo chất lượng sản phẩm, hiệu quả chống thấm và giá phù hợp là quan tâm hàng đầu của các gia đình, chủ đầu tư khi thực hiện hạng mục này. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc này, mời bạn đọc cùng theo dõi.
Tại sao cần thi công chống thấm trần nhà?
Hiểu một cách đơn giản, trần bê tông là phần mái của một tầng nhà được làm từ hỗn hợp gồm xi măng, cá, đá, bên trong là cốt thép để gia tăng khả năng chịu lực. Trần bê tông là loại trần phổ biến ở nhiều quốc gia với các công trình khác nhau.
Chống thấm trần nhà là hạng mục quan trọng khi xây dựng công trình
Sàn mái là phần trên cùng của công trình, tiếp xúc thường xuyên với môi trường bên ngoài, đặc biệt là thời tiết, khí hậu. Chính vì thế, chống thấm dột trần nhà là điều vô cùng quan trọng nhằm hạn chế và phòng tránh tình trạng nứt vỡ, rò rỉ, thấm dột trần dẫn tới hiện tượng bong rộp hoặc ẩm ướt trần, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng:
- Nếu trần nhà bị nứt và thấm nước, nước sẽ chảy từ trên mái, ngấm vào tường gây ra tình trạng ẩm mốc, loang màu. Nguy hiểm hơn, lượng nước này có thể ngấm vào các ổ điện gây ra chập cháy, mất an toàn cho các thành viên đồng thời ảnh hưởng tới các hoạt động trong công trình.
- Ngoài ra, tình trạng thấm dột trần nhà còn dễ khiến độ ẩm trong nhà tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc sinh sôi, phát triển, thậm chí làm gia tăng các bệnh đường hô hấp, nhất là các gia đình có con nhỏ.
- Tình trạng thấm dột kéo dài, không được khắc phục sẽ dẫn tới nước thấm và lan rộng sang các khu vực xung quanh như tường, gây ảnh hưởng gián tiếp đến kết cấu tổng thể của ngôi nhà.
Chống thấm trần nhà ngay từ đầu tiết kiệm chi phí hơn so với khắc phục về sau
Theo thống kê về mức độ thiệt hại công trình xây dựng trên toàn cầu cho thấy, chi phí chống thấm ban đầu thường rơi vào khoảng 2-5% tổng chi phí xây dựng. Với công trình không chống thấm ngay từ đầu hoặc chống thấm trần nhà không đúng quy trình, sau thời gian sử dụng, nếu xuất hiện tình trạng thấm nước thì chi phí sửa chữa, khắc phục sẽ lên tới 10-20% chi phí xây dựng.
Như vậy, dễ thấy rằng việc chống thấm dột trần nhà là hạng mục vô cùng quan trọng, cần được chú trọng ngay từ khi công trình khởi công xây dựng. Trường hợp công trình chưa được chống thấm nhưng đã đưa vào sử dụng thì, dù đã xảy ra thấm dột hay chưa thì cũng nên thực hiện chống thấm ngay để giảm thiểu những tác động xấu.
Dịch vụ chống thấm trần nhà
Để việc thi công chống thấm đạt hiệu quả cao nhất, chủ đầu tư nên tìm tới các dịch vụ chuyên nghiệp để được tư vấn chi tiết về vật liệu, đảm bảo đúng yêu cầu về kỹ thuật, tính thẩm mỹ cũng như chi phí.
Siêu thị chống thấm là đơn vị cung cấp giải pháp chống thấm chuyên nghiệp với quy mô trên toàn quốc, được khách hàng đánh giá cao, tin tưởng và chọn lựa. Là một trong những đơn vị tiên phong trong ngành chống thấm tại thị trường Việt Nam, sau gần 20 năm có mặt trên thị trường, hãng đã cung cấp dịch vụ cho các công trình lớn nhỏ trên cả nước.
Siêu thị chống thấm cung cấp dịch vụ chống thấm trần nhà hàng đầu Việt Nam
- Luôn cập nhật các công nghệ hiện đại, phân phối vật liệu chống thấm chất lượng cao, thân thiện với môi trường, mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất
- Cung cấp dòng vật liệu chống thấm của thương hiệu Neotex, đây được ví là giải pháp chống thấm toàn diện và tối ưu tới từ Hy Lạp
- Quy trình làm việc chuyên nghiệp, trực tiếp khảo sát công trình và đưa ra tư vấn chính xác, gợi ý dòng vật liệu chống thấm phù hợp và tối ưu cho từng hạng mục cụ thể như chống thấm trần nhà bê tông, vách trần, bể bơi, bể nước sinh hoạt, bể chứa nước thải,…
- Quá trình thi công tỉ mỉ, kỹ lưỡng về mặt mặt chất lượng, kỹ thuật sư tham gia thi công và giám sát công trình
- Quy tụ đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm, đặc biệt là kỹ năng thi công thực tế.
- Đặc biệt, thường xuyên có các chương trình ưu đãi, chiết khấu đảm bảo lợi ích cho khách hàng.
Tổng hợp những cách xử lý chống thấm trần nhà phổ biến
Với sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật như hiện nay đã cho ra đời nhiều loại vật liệu chống thấm chất lượng, đảm bảo công năng giúp khách hàng có nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu và kinh tế. Dưới đây là một số vật liệu chống thấm cho trần nhà đang bán chạy:
Chống thấm trần bằng Neoproof PU Fiber
Neoproof PU Fiber là lớp phủ Polyurethane chống thấm hệ nước, một thành phần, gia cố bằng sợi, lý tưởng cho các ứng dụng trên mái lộ thiên. Sản phẩm chống thấm này có thể dùng trên toàn bộ bề mặt hoặc cụ bộ ở những vị trí hay chi tiết khó như xung quanh bộ phận thông gió, ống khói, màng xối, đường ống…
Giải pháp chống thấm trần nhà bằng Neoproof PU Fiber
Hợp chất này dùng được cho cả mái yêu cầu khả năng chống thấm nước cao, dùng được trên lớp màng chống thấm dạng dung dịch mới hoặc cũ.
Ưu điểm của sản phẩm:
- Được gia cố bằng sợi giúp tạo thành màng đàn hồi không thấm nước cùng đặc tính kết liền vết nứt đặc biệt
- Độ bền có học cao, bám dính tuyệt vời trên các bề mặt mái có thể đi lại được
- Khả năng chống bức xạ UV và điều kiện thời tiết khắc nghiệt lâu dài, thích hợp với mái lộ thiên
- Lý tưởng cho những bề mặt có độ sần sùi nhẹ hoặc sửa chữa màng dung dịch chống thấm cũ
- Giai đoạn đóng rắn không xuất hiện hiện tượng phồng rộp hay lồi lõm trên bề mặt
- Tương thích với dung dịch chống thấm Neoproof PU W và lớp phủ chống thấm hệ nước khác
- Được chứng nhận CE, thân thiện với môi trường và người dùng.
Chống thấm trần nhà bằng Neoproof Polyurea H
Neoproof Polyurea H là sơn chống thấm gốc polyurea 2 thành phần có định mức tiêu thụ 1-1,2 kg/m² cho 2 lớp, thời gian đông cứng hoàn toàn khoảng 7 ngày và giãn dài tại điểm gãy (ASTM D412) là 430%, ứng dụng cho nhiều hạng mục khác nhau, trong đó có chống thấm trần nhà bê tông.
Khi thi công, tạo thành lớp màng không phồng rộp, không thấm ẩm, khả năng chống thấm nước tốt, đặc tính cơ học cao và khả năng chống phấn hóa hoàn hảo. Có thể dùng cho cả mặt nền mới và lớp chống thấm polyurethane cũ.
Chống thấm trần bằng vật liệu Neoproof Polyurea H
Đặc tính của sản phẩm:
- Làm tăng khả năng chống uốn và duỗi cho mặt nền thi công
- Có khả năng bám dính trên đầu hết các dạng bề mặt và vật liệu
- Cung cấp độ kín hoàn toàn, ngăn chặn sự thâm nhập của hơi ẩm
- Tuổi thọ dài, khả năng kết liền vết nứt và bảo vệ chống thấm bền bỉ
- Dễ thi công, không yêu cầu các thiết bị đặc biệt
- Giải pháp chống thấm lý tưởng cho mái có thể bước lên
- Không pha tạp dung môi, không có mùi hôi khó chịu, không độc hại, thân thiện với môi trường và con người
- Chịu mức nhiệt từ -35°C đến +80°C.
Chống thấm trần nhà bằng Neoproof PU360
Neoproof PU 360 là cái tên quá quen thuộc với các công trình lớn nhỏ tại nước ta, loại vật liệu chống thấm này vừa dễ thi công vừa kinh tế. Bạn có thể dùng chống thấm trần khu vực phòng tắm, nhà bếp… nơi có độ ẩm cao hơn các khu vực các trong nhà.
Ngoài chống thấm mái nhà, Neoproof PU 360 còn dùng làm lớp ngăn ẩm cho mái và tường trước khi ghép các tấm cách nhiệt, cách âm. Lý tưởng cho bề mặt đứng và ngang trước khi bả thạch cao hoặc ốp lát.
Neoproof PU360 – Vật liệu chống thấm trần nhà hiệu quả, tuổi thọ dài lâu
Đặc trưng sản phẩm:
- Tạo lớp màng kín hoàn toàn, ngăn sự thâm nhập của hơi ẩm
- Tăng khả năng chống cong vặn cho bề mặt bê tông
- Nhanh khô, kết liền khe nứt tốt
- Không chứa dung môi hay bitum nên thân thiện với môi trường
- Bám dính hoàn hảo với nhiều chất liệu xây dựng như: bê tông, thạch cao, kim loại, gỗ…
Chống thấm trần nhà bằng Neoproof PU W
Nhắc đến chống thấm trần nhà thì hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến Neoproof PU W. Loại vật liệu chống thấm này lý tưởng cho mái yêu cầu khả năng chống thấm vượt trội và độ bề cơ học cao. Hình thành nên một lớp màng ngăn ẩm không thấm nước với khả năng chịu UV và ứng suất cơ học tốt.
Neoproof PU W được nhiều chủ đầu tư chọn chống thấm trần
Ưu điểm của dung dịch chống thấm này là:
- Dễ mua, dễ thi công.
- Không yêu cầu thiết bị kỹ thuật cao, dễ thi công bằng chổi hoặc bình phun.
- Lớp phủ chống thấm bền, linh hoạt
- Kết dính có thể nói là hoàn hảo và lấp kín các vết nứt
- Có thiết kế dùng cho cả kết cấu cũ và mới
- Không chứa dung môi, không có mùi khó chịu.
Chống thấm cho trần nhà bằng màng tự dính Bitumax
Biện pháp chống thấm này được khá nhiều người lựa chọn. Màng được sản xuất dạng tấm dán, phủ bên trên là lớp màng HDPE mỏng, đây là lớp nhựa có khả năng chịu nhiệt độ cao. Lớp màng HDPE còn giúp chống lại các tác động từ yếu tố bên ngoài như muối, axit, kiềm,… Mặt còn lại của tấm dính là lớp màng bảo vệ silicon.
Chống thấm trần nhà bằng màng Bitumax
Đặc tính sản phẩm:
- Được gia cường polyester giúp gia tăng cường độ chấm thấm
- Ứng dụng được trên các vật liệu mà thi công cấm sử dụng biện pháp khò nóng
- Thiết kế dạng tấm/cuộn, khi thi công chỉ cần trải ra đo và dán
- Không cần gia nhiệt nên an toàn với người thực hiện và xung quanh
- Thi công bằng dán lạnh nên không phát thải khói, mùi hay tiếng ồn.
Chống thấm cho trần nhà bằng màng tự dính mặt nhôm Panda
Màng tự dính mặt nhôm Panda là loại màng nhựa chống thấm sử dụng nhựa nhiệt dẻo SBS (Styrene – Butadiene – Styrene) để tăng cường độ đàn hồi và dẻo dai cho màng bitum. Bề mặt được phủ lớp nhôm nên có thể chịu được ánh sáng mặt trời.
Ngoài bê tông, màng tự dính mặt nhôm Panda có thể bám dính vào nhiều loại bề mặt khác nhau như gỗ, nhựa, thủy tinh, vữa,… Dùng chống thấm cho mái nhà, tường, mái hiên, tường đầu hồi, khen nứt trên mái ngói,… và các vị trí góc cạnh, nhỏ, khó thi công.
Đặc tính của sản phẩm:
- Khả năng tự dính, kín nước và chịu được biến động kết cấu
- Ứng dụng linh hoạt trên các bề mặt cong và nghiêng
- Sản xuất dạng cuộn, chiều rộng 1m và chiều dài 10m hoặc 15m, phù hợp với các công trình lớn nhỏ
- Có thể dính ngay sau khi lột bỏ lớp nilon
- Để có độ bám dính tốt nhất, cần làm sạch và khô bề mặt thi công
- Khi dùng cho bề mặt bê tông, quét thêm lớp sơn lót Primer Panda, đợi lớp lót khi thì dán màng tự dính mặt nhôm lên.
Quy trình thực hiện thi công chống thấm trần nhà
Việc thi công chống thấm cho trần nhà đúng kỹ thuật, tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất giúp đảm bảo công năng chống thấm và kéo dài độ bền cho công trình. Dưới đây là các bước tiến hành chống thấm trần bê tông chuyên nghiệp:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Dù bạn chọn dung dịch chống thấm hay màng chống thấm cho trần nhà bê tông thì trước khi thi công cần chuẩn bị bề mặt kỹ lưỡng để đảm bảo thẩm mỹ cũng như tránh thấm dột trở lại
- Vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ hoàn toàn bụi bể, nếu trần nhà bám rêu, cần loại bỏ hết để tránh tình trạng rò rỉ nước trong quá trình thực hiện.
Quy trình thi công chống thấm trần nhà
Bước 2: Tạo lớp lót cho trần nhà bê tông
- Tạo một lớp vữa mỏng, quét lên bề mặt sàn bê tông để bịt kín những vết rạn nứt của sân thượng. Thị trường hiện nay có nhiều loại vữa khác nhau, bạn có thể tham khảo nhà cung cấp vật liệu chống thấm để chọn và trộn theo tỉ lệ được hướng dẫn
- Quét 2 lớp lót lên bề mặt, quét lớp thứ 2 khi lớp thứ nhất đã khô, khoảng cách ít nhất 2 giờ để bề mặt khô theo yêu cầu, tránh thấm trở lại.
Bước 3: Thi công chống thấm
Sau khi 2 lớp lót khô hoàn toàn, tiến hành sử thi công lớp chống thấm chuyên dụng lên. Ở bước này, sơn chống thấm và màng chống thấm có sự khác nhau, cụ thể như sau:
Thi công sơn chống thấm
- Phun/quét vật liệu chống thấm lên toàn bộ sàn và chân tường của sân thượng.
- Phun 2 lớp, mỗi lớp cách nhau khoảng 3-4 phút, phun đều tay và đảm bảo ướt mặt sàn. Với chân tường, phun cao lên khoảng 15-20cm.
Dán màng chống thấm Bitum
- Kiểm tra toàn bộ lớp màng, đảm bảo bề mặt dán phải được úp xuống
- Đặt các cuộn màng vào vị trí cần chống thấm, trải ra để chuẩn bị thi công
- Cuốn ngược lại nhưng không làm thay đổi các hướng đã định, từ từ trải ra và bắt đầu dán như bình thường
- Sử dụng con lăn gỗ hoặc ấn mạnh lực chân để ép phần màng đã dán để tạo bề mặt phẳng, tránh hiện tượng nhốt bọt khí khi hoàn thiện.
Bước 4: Kiểm tra và bảo dưỡng công trình
- Bước cuối cùng là kiểm tra lại mặt trần sau khi chống thấm.
- Thực hiện thi công trong điều kiện thời tiết nắng ráo vì tình trạng mưa dầm vừa ảnh hưởng đến công việc vừa làm giảm khả năng bám dính từ đó giảm hiệu quả chống thấm.
Bảng giá chống thấm trần nhà
Để khách hàng có được bảng kế hoạch chi tiết về chi phí thi công chống thấm dột cho trần nhà, Siêu thị chống thấm cập nhật bảng giá mới nhất sau đây:
STT |
Vật liệu chống thấm |
ĐVT |
Đơn giá (VL + NC) |
Ghi chú |
1 |
Đục gạch + chuyển sàn bần |
m2 |
155.000-175.000 | |
2 |
Xử lý vết nứt bê tông bằng Bs 8620 |
m2 |
100.000-120.000 | |
3 |
Chống thấm bằng gốc xi măng Revinex Flex FP |
m2 |
200.000-220.000 |
Gốc xi măng |
4 |
Chống thấm bằng PU W, PU360 |
m2 |
280.000-350.000 |
Gốc Polyurethane |
5 |
Chống thấm bằng khò gốc Bitum |
m2 |
180.000-240.000 |
Màng bitum |
6 |
Rót Grout, bơm keo cổ ống |
Điểm |
150.000-180.000 | |
7 |
Gia cố bê tông tổ ong: BS8430, Grout |
Điểm |
2.500.000-3.500.000 | |
8 |
Gia cố vách chân tường: BS8430, Grout. |
m |
3550.000-375.000 |
Đơn vị cung cấp vật liệu chống thấm trần nhà
Sieuthichongtham.com.vn là đơn vị có gần 20 năm cung cấp vật liệu và dịch vụ chống thấm nói chung và xử lý chống thấm trần nhà nói riêng. Chọn chúng tôi, khách hàng hoàn toàn an tâm cả về chất lượng lẫn giá cả:
- 100% sản phẩm chính hãng, nhập khẩu từ các hãng nổi tiếng trên thế giới
- Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đầy đủ chứng nhận về nguồn gốc và chất lượng
- Cung cấp dòng vật liệu chống thấm thuộc thương hiệu Neotex, Hy Lạp được mệnh danh là giải pháp chống thấm hoàn hảo hiện nay
- Khâu nhập khẩu được đơn vị trực tiếp thực hiện, đảm bảo kiểm soát chất lượng cho sản phẩm
- Bảo hành sản phẩm theo quy định hãng sản xuất, bảo hành công trình từ đơn vị thi công
- Tư vấn chọn vật liệu, giải pháp thi công phù hợp với từng công trình.
Trên đây là những thông tin về dịch vụ chống thấm trọn gói và bảng giá chống thấm trần nhà. Để xem nhiều hơn các sản phẩm chống thấm, vui lòng truy cập vào website: sieuthichongtham.com.vn hoặc liên hệ Hotline 0904 093 533 để được tư vấn, giải đáp.