Chống thấm sân thượng là hạng mục không thể thiếu khi thi công các công trình lớn nhỏ hiện nay. Về biện pháp thi công chống thấm, ngoài những cách chống thấm truyền thống, việc áp dụng dán chống thấm sân thượng được nhiều người ưu tiên chọn lựa do có nhiều ưu điểm, hiệu quả cao, độ bần lâu dài. Vậy đâu là vật liệu chống thấm sân thượng tốt nhất hiện nay? Mời bạn đọc cùng xem bài viết để có câu trả lời đầy đủ.
Phương pháp dán chống thấm sân thượng
Sân thượng là vị trí trên cùng của công trình, nơi đây chịu tác động trực tiếp từ tự nhiên. Do đó, chống thấm là cách giúp cho sân thượng tránh hiện tượng thấm dột không mong muốn làm ảnh hưởng đến cả ngôi nhà từ đó nâng cao tuổi thọ cũng như không ảnh hưởng đến thẩm mỹ của không gian bên trong ngôi nhà.
Các phương pháp chống thấm sân thượng hiện nay rất đa dạng
Miếng dán chống thấm là loại vật liệu dùng để chống thấm dột cho các công trình xây dựng, có 2 loại là màng tự dán và màng khò nóng.
Màng dán chống thấm sân thượng là vật liệu chống thấm được sản xuất từ nguyên liệu chính là bitum kết hợp với hợp chất polymers APP (Atactic Polypropylene), gia cường thêm các lớp lưới hoặc sợi để tăng tính dẻo dai, độ đàn hồi và độ bền cơ học.
Màng dán chống thấm sân thượng tự dính
Nhắc đến vật liệu chống thấm nhất định không thể bỏ qua màng tự dính. Sản phẩm có khả năng chống nước hiệu quả, chống chịu thời tiết tốt lại dễ thi công, chi phí vừa phải.
Ưu điểm của sản phẩm:
- Khả năng chống thấm hiệu quả, bảo vệ bề mặt bê tông trước sự tấn công của nước, hơi ẩm
- Có thể thi công trên bề mặt thẳng đứng, nằm ngang
- Co giãn tốt nhờ chỉ số đàn hồi cao
- Độ kết dính cao, liên kết tốt với bề mặt bê tông
- Tuổi thọ có thể lên đến hàng chục năm nếu chọn mua sản phẩm chính hãng và thi công đúng cách
- Chịu môi trường khắc nghiệt
- Dễ dàng thi công trên cả bề mặt lớn và nhỏ.
Dán chống thấm sân thượng bằng màng tự dính
Quy trình thi công:
Về cơ bản, việc thi công dán chống thấm sân thượng tự dính đơn giản hơn nhiều so với màng khò nóng, các bước trong quy trình chống thấm sân thượng cũ, mới như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Bề mặt sân thượng chống thấm cần được làm sạch, mài bằng phẳng
- Xử lý hết các vết nứt và lỗi kết cấu bằng vữa xi măng kết hợp Revinex
Bước 2: Thi công lót
- Dùng sơn lót chuyên dụng quét theo đúng định mức hướng dẫn của nhà sản xuất
- Chờ khoảng 1-2 tiếng cho lớp lót khô rồi tiến hành dán chống thấm
Bước 3: Dán chống thấm sân thượng
- Thực hiện dán từ các điểm hoặc rãnh thấp nhất do dòng nước sẽ chảy qua hoặc chảy song song với các rảnh đó chứ không chảy ngược lại
- Phần dư tại các tấm màng dược dùng để lắp đặt chồng lên nhau theo thứ tự tấm sau gối lên tấm liền trước
Bước 4: Phủ bảo vệ
- Sau khi dán màng chống thấm bạn cần thi công lớp phủ bảo vệ trong thời gian sớm nhất có thể. Nếu để lâu, màng sẽ bong rộp khỏi bề mặt sàn do sự co giãn dưới tác động của nhiệt độ thay đổi
- Lớp phủ này có tác dụng bảo vệ màng chống thấm khỏi các yếu tố tác động bên ngoài và tăng khả năng chống thấm.
Màng dán chống thấm sân thượng khò nóng
Dán chống thấm sân thượng bằng màng khò nóng là giải pháp được nhiều nhà thầu và gia chủ lựa chọn. Loại vật liệu này được thi công bằng cách khò nóng, do vậy nó có tên gọi là “màng khò chống thấm”.
Màng khò nóng có khả năng chống thấm hiệu quả
Ưu điểm của màng khò nóng:
- Cho khả năng chống thấm vượt trội nhờ cấu tạo giống chiếc áo mưa, chống nước xâm nhập trong mọi môi trường, ngay cả nơi có áp suất hơi nước cao
- Dẻo dai và độ đàn hồi tốt, chịu tải tốt, ít bị biến dạng trước tác động của ngoại lực, thích nghi nhanh với sự thay đổi của nhiệt độ
- Sử dụng với nhiều loại công trình, ngoài chống thấm sân thượng, chủ đầu tư có thể dùng cho nhà vệ sinh, bể bơi, hố thang máy hay địa hình phức tạp…
Các bước thi công:
Thi công dán chống thấm sân thượng bằng khò nóng cần đến khò nhiệt, bình ga và nhiều dụng cụ hỗ trợ khác. Cụ thể các bước như sau:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt
- Làm sạch bề mặt, loại bỏ các tạp chất như bụi bẩn, dầu mỡ, đất đá, mài phẳng và giữ khô ráo
- Các vết nứt hoặc kết cấu không đặc chắc, bê tông bở cần xử lý bằng vữa xi măng trộn Revinex
Bước 2: Phủ lớp lót
- Dùng sơn lót quét, lăn hoặc phun lên bề mặt. Chờ lớp lót khi rồi tiến hành thi công màng chống thấm
- Lớp lót có vai trò như chất kết dính giúp tăng độ bám dính của màng khò với bề mặt bê tông
Bước 3: Thi công dán chống thấm sân thượng
- Trực tiếp dùng đèn khò khí ga để thi công màng khò nóng
- Quá trình thi công cần đảm bảo nhiệt độ khò đồng nhất, tránh lửa quá lớn sẽ làm hỏng lớp màng
- Xử lý kỹ vị trí trọng yếu, dễ thấm dột: phần tiếp giáp giữa 2 tấm màng, cổ ống, góc chân tường
Bước 4: Thi công phủ bảo vệ
- Lớp phủ bảo vệ cần thi công càng sớm càng tốt, tránh để lâu lớp màng sẽ bong tróc do tác động của nhiệt độ hoặc yếu tố cơ học khác.
Chống thấm bằng nhựa đường
Nhựa đường có 2 dạng là lỏng hoặc bán rắn và có màu đen, thành phần chủ yếu là Bitum. Chính chất Bitum giúp cho nhựa đường có khả năng chống thấm, ngăn nước xâm nhập vào trong kết cấu công trình. Vật liệu này có thể dùng trong cách chống thấm sân thượng đã lát gạch.
Chống thấm bằng nhựa đường chỉ dùng cho những vết nứt nhẹ
Ưu điểm khi chống thấm sân thượng bằng nhựa đường gồm:
- Khả năng bám dính tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta
- Trám bít các vết nứt, khe hở
- Chịu áp lực nước tốt
- An toàn, không gây độc hại
- Bền vững, tuổi thọ dài.
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng phương pháp này chỉ dùng cho những vết chống thấm nhẹ còn trường hợp nặng bắt buộc phải nhờ đến dịch vụ chống thấm chuyên nghiệp và uy tín với các dịch vụ chống thấm chuyên dụng như dán chống thấm sân thượng bằng các tấm màng chất lượng.
Chống thấm bằng cách căng bạt che mưa
Nguyên nhân chủ yếu gây thấm dột sân thượng là do nước mưa tích tụ lâu ngày, dần dần thấm vào các khe nứt của bề mặt và tấn công vào bên trong. Do đó, nhiều người lựa chọn cách chống thấm cho sân thượng bằng cách căng bạt che mưa để giữ không gian kín đáo, che chắn cho phần sân thượng khỏi tác động động của mưa gió.
Chống thấm bằng cách căng bạt giúp tiết kiệm lại lấy ánh sáng cho không gian
Ưu điểm khi sử dụng bạt chống thấm sân thượng:
- Giá thành hợp lý
- Ngoài che mưa còn có thể che nắng, giữa cho không gian sạch sẽ, thoáng mát
- Sản phẩm có tính thẩm mỹ, tạo điểm nhấn cho ngôi nhà
- Tạo không gian cho các hoạt động vui chơi ngoài trời.
Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, chỉ khắc phục tình trạng thấm dột do nước mưa tích tụ, hơn nữa, sau thời gian sử dụng, bạt sẽ xuống cấp và hư hại, gia chủ cần lắp đặt bạt mới thay thế.
Không thể áp dụng phương pháp này trong trường hợp thấm dột do lỗi kết cấu, sử dụng vật liệu kém chất lượng,… Trong trường hợp này, bạn có thể lựa chọn giải pháp dùng dán chống thấm sân thượng.
Chống thấm bằng cách lợp tôn
Đây cũng là giải pháp đang được nhiều gia đình lựa chọn cho công trình của mình. Phương pháp này phù hợp với công trình xây dựng bị nứt gãy gây tình trạng thấm dột. Việc sử dụng tôn để chống thấm sẽ giúp sân thượng không phải tiếp xúc trực tiếp với mưa, nắng.
Ưu điểm:
- Khả năng chịu va đập tốt, cách nhiệt và chống thấm nước hiệu quả
- Thi công nhanh chóng, không yêu cầu nhiều về kỹ thuật, việc sửa chữa cũng đơn giản
- Độ bền lên đến hàng chục năm.
Tuy nhiên, hiện trường thi công là phần trên cùng của công trình nên rất khó tập kết vật liệu cũng như thi công. Công trình càng cao tầng thì công tác thi công càng khó khăn. Do đó, trước khi tiến hành lợp tôn chống thấm, đơn vị thi công cần khảo sát thực tế để đưa ra phương án thi công hợp lý.
Ngoài những phương pháp kể trên thì cách chống thấm sân thượng bằng xi măng cũng được rất nhiều người lựa chọn do hiệu quả thi công cao, chi phí lại phải chăng, quá trình thi công cũng đơn giản.
Trên đây là thông tin về dán chống thấm sân thượng, mong rằng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về các phương pháp chống thấm để có lựa chọn phù hợp. Siêu thị chống thấm cung cấp vật liệu chống thấm sân thượng tốt nhất hiện nay, truy cập wbsite: https://waterproofmark.com/hoặc liên hệ hotline 0904 093 533 để được tư vấn giá keo chống thấm sân thượng nhanh nhất.