Chống thấm vách hầm là hạng mục không thể thiếu trong thi công các công trình hiện nay. Tầng hầm vững chắc sẽ tạo nền móng tốt để gia tăng tuổi thọ sử dụng cho công trình. Bài viết sau sẽ cung cấp các thông tin về top 4 biện pháp chống thấm vách tầng hầm đang được ưa chuộng hàng đầu hiện nay.
Chi tiết 4 cách chống thấm vách tầng hầm cho công trình bền bỉ
Cách chống thấm tầng hầm nào đảm bảo tuổi thọ và hiệu quả sử dụng là thắc mắc của nhiều người. Thực tế tầng hầm đang ngày càng được coi trọng trong xây dựng các công trình hiện nay. Tầng hầm có thể là một cũng có thể là nhiều tầng, được xây dựng nằm hoàn toàn ở dưới hoặc một phần nằm âm dưới đất.
Tầng hầm của các công trình nhà cao tầng thường được thiết kế, xây dựng với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ chính bao gồm:
- Sử dụng làm khu kinh doanh, khu dịch vụ, nhiệm vụ này thường dành cho tầng hầm các chung cư cao cấp.
- Dùng cho mục đích lưu trữ kho hàng của doanh nghiệp hoặc công ty.
- Sử dụng để xe và giải quyết các vấn đề do thiếu sân bài của các khu đô thị đông dân như Hà nội hoặc TPHCM.
Như vậy, việc thi công chống thấm tầng hầm là hết sức cần thiết, trong đó chống thấm vách hầm là hạng mục đặc biệt quan trọng, cần thiết. Hiện nay, các biện pháp sử dụng Revinex Flex FP, Neopress Crystal, màng tự dính hay màng khó nóng đang được ưa chuộng và lựa chọn nhiều hơn cả.
Chống thấm vách tầng hầm bằng Revinex Flex FP
Khi thi công chống thấm ngược tầng hầm, Revinex Flex FP là vật liệu gốc xi măng được ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Vật liệu này dễ dàng thích ứng với các vật liệu khác nhau như tường xây, gạch ốp,… Chỉ cần trộn đều sản phẩm với nước là có thể dễ dàng thi công công trình với Revinex Flex FP.
- Vật liệu quy tụ đầy đủ những ưu điểm tuyệt vời của dòng vật liệu chống thấm gốc xi măng, nên có thể dễ dàng sử dụng với nhiều hạng mục công trình khác nhau, trong đó có chống thấm vách hầm.
- Hiệu quả bám dính ở trên bề mặt bê tông của vật liệu khá cao. Nhờ vậy, khi thi công độ bám dính tạo ra rất tốt, hầu như không phải sử dụng thêm lớp lót liên kết giống như các dòng vật liệu khác.
- Revinex Flex FP rất thích hợp cho các hạng mục chống thấm khu vực ẩm ướt, chúng có khả năng chịu áp suất thủy tinh âm và dương nên có thể dễ dàng chịu được nước đọng trong thời gian dài mà không bị mủn, bong tróc.
- Có thể sử dụng Revinex Flex FP cho cả chống thấm thuận và nghịch vách tầng hầm, một ưu điểm nổi bật mà không phải vật liệu nào cũng có được.
- Vật liệu này cũng rất thuận lợi cho việc ốp lát hay tán phủ. Sau khi thực hiện chống thấm vách hầm với Revinex Flex FP, bạn có thể thực hiện việc ốp lát bề mặt hoặc cán phủ.
- Ngoài chống thấm vách hầm, vật liệu có thể thích hợp với nhiều hạng mục thi công khác nhau, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho các công trình hiện đại ngày nay.
Quy trình thi công chống thấm vách hầm với Revinex Flex FP được diễn ra như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt trước khi bước vào thi công
- Bề mặt công trình trước khi thi công bằng Revinex Flex FP cần phải được loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, đất cát và đảm bảo sạch sẽ, không chứa dầu mỡ ô nhiễm.
- Bạn cần phải cấp ẩm cho bề mặt nhưng không nên để đọng nước, các vị trí lồi lõm cũng cần được loại bỏ.
- Chuẩn bị thêm đầy đủ những dụng cụ để hỗ trợ quá trình thi công như chổi quét hay con lăn.
Bước 2: Trộn nguyên vật liệu
Bạn nên đổ các thành phần rắn, trộn cùng với những thành phần lỏng để tạo ra một hỗn hợp không sinh bọt và đồng đều.
Bước 3: Thi công chống thấm với Revinex Flex FP
- Bạn cần phải quét lớp đầu tiên với chổi hoặc sử dụng phun theo định mức là 1-1,25kg/m2.
- Sau khi lớp thứ nhất khô thì tiếp tục thi công lớp thứ 2 theo chiều ngược lại với lớp đầu tiên.
Neopress Crystal chống thấm vách tầng hầm hiệu quả
Biện pháp chống thấm vách tầng hầm bằng Neopress Crystal hiện đang được các chủ đầu tư ưa chuộng hơn cả. Đây là dòng vật liệu chống thấm vách tầng hầm có kết tinh gốc xi măng, việc thi công nhanh chóng và dễ dàng bằng chổi, cực kỳ phù hợp với biện pháp chống thấm bê tông.
- Chống thấm vách hầm với Neopress Crystal tạo ra độ bám dính tốt, chúng là vật liệu dễ dàng thích nghi với nền bê tông, xi măng, vữa gạch.
- Vật liệu này rất dễ dàng trong thẩm thấu, có thể lấp đầy và bịt kín các vị trí lỗ rỗ nhỏ trên bề mặt sàn và nhờ đó mang đến hiệu quả chống thấm cao.
- Vật liệu này cũng có thể giúp duy trì các phản ứng khi độ ẩm tồn tại và gắn kín hoàn toàn các vết nứt nhỏ có kích thước khoảng 0.4mm.
Các bước chống thấm vách hầm với vật liệu Neopress Crystal này như sau:
Bước 1: Chuẩn bị điều kiện về bề mặt trước khi bắt tay thi công
Trước khi bắt tay vào thi công chống thấm, cần chuẩn bị bề mặt thi công sao cho sạch sẽ và khô ráo. Bề mặt không được chứa bất kỳ chất bẩn nào, bao gồm đất, cát, đá hoặc dầu mỡ. Nếu bề mặt có các vết bẩn hoặc mảng bụi thì cần sử dụng bàn chải hoặc máy hút bụi để loại bỏ chúng. Đối với các vết ẩm hoặc đọng nước, cần dùng máy sấy hoặc các thiết bị khác để làm khô bề mặt.
Ngoài ra, trước khi thi công chống thấm, cần kiểm tra kỹ các phần lồi lõm trên bề mặt và đục đẽo, làm phẳng các phần này để bề mặt trở nên phẳng và mịn hơn. Điều này sẽ giúp cho quá trình thi công chống thấm diễn ra tốt hơn.
Bước 2: Tiến hành trộn nguyên vật liệu chống thấm
Sau khi chuẩn bị xong bề mặt, cần tiến hành trộn nguyên vật liệu chống thấm. Đối với vật liệu Neopress Crystal, bạn cần pha vật liệu này với nước theo tỷ lệ 25kg vật liệu chính với khoảng từ 7 – 7.5 kg nước. Sau đó, cần dùng máy khuấy để khuấy đều hỗn hợp, tránh để lại các cục bột không tan.
Bước 3: Tiến hành chống thấm với vật liệu
Sau khi trộn đều nguyên vật liệu chống thấm, cần tiến hành thi công chống thấm. Thợ thi công nên bắt đầu thi công lớp đầu tiên bằng cách sử dụng chổi quét hoặc máy phun để phủ lớp vật liệu chống thấm lên bề mặt, với định mức là 1,1kg/m2.
Sau khi lớp đầu tiên đã được thi công xong, cần đợi khoảng 4 tới 6 giờ để lớp đầu tiên khô và đủ mạnh để bắt đầu thi công lớp thứ 2. Sau đó, cần tiếp tục thi công lớp thứ hai và hoàn thành công trình.
Sử dụng màng tự dính
Thi công chống thấm vách hầm bằng màng tự dính là biện pháp được các chuyên gia Siêu Thị Chống Thấm khuyến cáo nên thực hiện. Biện pháp này có quá trình thi công đơn giản, thời gian thực hiện nhanh chóng với mức chi phí đầu tư không quá cao.
- Màng chống thấm tự dính có đặc tính cơ học tốt, chống thấm nước đạt hiệu quả cao.
- Dễ dàng thích nghi với nhiều bề mặt từ các vật liệu khác nhau, kích thước ổn định lâu dài và quá trình thi công rất nhanh chóng.
- Một sản phẩm an toàn với sức khỏe của người dùng đồng thời cũng rất thân thiện với môi trường.
Các bước thi công chống thấm vách hầm với màng tự dính như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để đảm bảo những yêu cầu về bề mặt của công trình cần thi công
- Cũng giống như các biện pháp khác, bề mặt thi công chống thấm với màng tự dính cũng cần đảm bảo độ sạch sẽ, loại bỏ hoàn toàn đất đá cũng như bằng phẳng.
- Ngoài vật liệu màng tự dính, bạn cần chuẩn bị thêm chổi quét, con lăn,…
Bước 2: Thi công lớp lót hồ dầu
- Thợ thi công nên pha xi măng cùng với nước, khuấy đều tay cho tới khi đạt được độ dẻo như mong muốn.
- Bước tiếp theo là thực hiện cán lớp hồ dầu lên trên bề mặt cần tiến hành chống thấm.
Bước 3: Chồng mép
Thợ thi công cần dán màng chống thấm theo chiều từ rãnh hoặc các điểm thấp nhất, riêng phần dư của tấm màng cần sử dụng để lắp đặt các tấm chồng lên theo chiều tấm sau sẽ gối lên tấm trước.
Dùng màng khò nóng
Chống thấm vách hầm với màng khò nóng là biện pháp cho hiệu quả cao nhưng chi phí thấp. Màng khò nóng cũng sở hữu những ưu điểm nổi bật, xứng đáng là dòng vật liệu được ưa chuộng hàng đầu hiện nay.
- Màng khò chống thấm vách hầm có tính linh hoạt, khả năng có giãn, chống chịu tốt với sự thay đổi của các điều kiện nhiệt độ.
- Màng có độ bền cơ học cao đồng thời cũng sở hữu khả năng ổn định kích thước tốt. Khả năng chống chịu với tia UV và cách nhiệt hiệu quả.
Các bước thực hiện chống thấm với màng khò nóng này như sau:
Bước 1: Chuẩn bị
- Chuẩn bị một bề mặt không lẫn tạp chất, đảm bảo độ sạch sẽ và bằng phẳng.
- Chuẩn bị các dụng cụ phục vụ quá trình thi công bao gồm màng chống thấm, con lăn, chổi quét, khò công nghiệp.
Bước 2: Thực hiện thi công lớp lót
- Chủ đầu tư sử dụng lớp sơn lót để quét lên trên bề mặt cần thi công đã vệ sinh trước đó.
- Lớp lót khô được 1 giờ đồng hồ thì có thể thực hiện dán màng khò lên trên.
Bước 3: Khò nóng
- Thợ lành nghề sử dụng đèn khò đến dán màng chống thấm, việc dùng mỏ hàn cầm tay sẽ giúp thao tác này diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Khi sử dụng nhiều máy khò thì phải cố gắng đảm bảo có được nhiệt độ đồng nhất khi thi công.
- Cuộn màng nên được trải đều về phía trước và dán chặt với phần bề mặt kết cấu.
Đơn vị thi công chống thấm vách tầng hầm uy tín
Việc thi công chống thấm vách hầm cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt kỹ thuật công trình mới đạt được tuổi thọ sử dụng cao nhất. Vì thế, chủ đầu tư nên tìm tới các đơn vị thi công chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Hiện nay, Siêu Thị Chống Thấm đang là đơn vị được nhiều khách hàng đánh giá cao.
Với gần 20 năm kinh nghiệm, Công ty cam kết mang đến cho khách hàng những công trình chống thấm có độ bền cao, tuổi thọ vượt trội. Đơn vị quy tụ đội ngũ thợ thi công lành nghề, từng trực tiếp hoàn thành các công trình có độ phức tạp cao và nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng.
Toàn bộ nguồn vật liệu cung cấp đảm bảo chính hãng, nhập khẩu chính ngạch với đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, cũng như chất lượng. Quý khách hàng được làm việc và tư vấn trực tiếp với đội ngũ kỹ thuật viên đào tạo bài bản, kinh nghiệm.
Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan tới chống thấm vách hầm và những lưu ý khách hàng cần biết. Khi cần tư vấn chi tiết, hãy liên hệ tới Siêu Thị Chống Thấm để được chuyên viên hỗ trợ.