Chống thấm tầng hầm

Các phương pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả nhất 2024

Siêu thị chống thấm thực hiện chống thấm tầng hầm

Tầng hầm là khu vực thấp nhất của công trình, chịu tải trọng của toàn bộ công trình nên nguy cơ thấp dột rất cao. Do đó, việc chống thấm là rất cần thiết. Dưới đây là các phương pháp chống thấm tầng hầm đơn giản, hiệu quả cao, bạn đọc có thể áp dụng.

Các phương pháp chống thấm tầng hầm phổ biến

Chống thấm là việc ngăn nước tấn công vào kết cấu công trình, giữ công trình luôn khô ráo, không bị ẩm ướt, loang màu. Hiện nay, có 3 phương pháp chống thấm tầng hầm phổ biến là chống thấm vách ngoài, vách trong và sàn đáy tầng hầm.

Chống thấm vách ngoài tầng hầm

Chống thấm vách ngoài còn được gọi là chống thấm thuận, thuận theo hướng nguồn gây thấm. Công đoạn của quá trình này được thực hiện từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới theo đúng kết cấu của công trình.

Chống thấm vách ngoài cho tầng hầm

Chống thấm vách ngoài cho tầng hầm

Trong các phương pháp chống thấm tầng hầm, phương pháp này chúng ta cần tiến hành sớm, từ khi hoàn thành móng là tiến hành chống thấm ngay. Với những công trình đã hoàn thiện, nếu muốn thi công chống thấm thuận tầng hầm có thể ưu tiên sử dụng phương pháp đào mở.

Chống thấm vách trong tầng hầm

Chống thấm vách trong hay còn gọi là chống thấm ngược. Phương pháp này thường được cân nhắc trong những tình huống nhất định hoặc khi phương pháp chống thấm thuận không còn hiệu quả. Các tình huống áp dụng phương pháp chống thấm ngược như:

  • Xử lý chống thấm ngược tầng hầm nhà cao tầng do mạch nước ngầm chảy vào
  • Xử lý chống thấm ngược khe tường tiếp xúc
  • Xử lý chống thấm ngược do nước rò rỉ từ bể bơi, bể nước ngầm có nguy cơ thấm từ mạch nước bên ngoài.

Với các phương pháp chống thấm tầng hầm, chống thấm ngược nên dùng vật liệu chịu được áp lực nước thủy tĩnh.

Chống thấm sàn đáy tầng hầm

Khác với sàn tầng hầm, đáy tầng hầm là nơi tiếp xúc trực tiếp với đất nền xung quanh. Đây là điểm thấp nhất của toà nhà nên nó phải chịu áp lực thủy tĩnh lớn nhất, chênh lệch nhiệt độ là cao nhất (nhiệt độ trong tòa nhà và nhiệt độ của đất).

Bên cạnh đó nó còn phải chịu rung chấn, va chạm nếu như có động đất. Chính vì có nhiều yếu tố tác động nên việc chống thấm sàn đáy tầng hầm là cực kỳ quan trọng nếu muốn gia tăng tuổi thọ công trình.

Bạn nên thực hiện chống thấm sàn tầng hầm ngay trong quá trình xây dựng, thi công. Nếu có thể làm chống thấm tốt khi thi công, công trình sẽ rất bền vững, tuổi thọ sẽ được nâng cao rất nhiều.

Với những công trình thi công lâu năm, đã trải qua thời gian dài sử dụng thì cũng cần có các phương pháp chống thấm tầng hầm phù hợp. Siêu thị chống thấm gợi ý bạn đọc phương pháp chống thấm sàn đáy tầng hầm bằng màng bitum.

Vật liệu chống thấm tầng hầm

Công nghệ đang ngày một phát triển là lợi thế rất lớn cho nhiều ngành nghề, trong đó có sản xuất vật liệu chống thấm. Chọn vật liệu chống thấm phù hợp không chỉ đảm bảo hiệu quả thi công mà còn tăng tuổi thọ sử dụng công trình.

Vật liệu chống thấm được sản xuất rất đa dạng, mỗi loại có vai trò, chức năng riêng. Do đó, khách hàng cần tìm hiểu đặc tính của nó để chọn lựa phù hợp với nhu cầu chống thấm của mình.

Với các phương pháp chống thấm tầng hầm, 3 loại vật liệu sử dụng phổ biến và hiệu quả là màng khò nóng, màng tự dính và sơn chống thấm.

Dùng màng khò nóng

Màng khò nóng là một trong các phương pháp chống thấm tầng hầm cho hiệu quả rõ rệt. Màng được sản xuất từ hỗn hợp chứa nhiều bitum và hợp chất polymers APP nhằm phục vụ thi công chống thấm. Cấu trúc trong màng được gia cố thêm lưới polyester giúp gia tăng độ bền và hiệu quả chống thấm.

Chống thấm tầng hầm bằng màng khò

Chống thấm tầng hầm bằng màng khò

Ưu điểm của loại vật liệu này là khả năng chống chịu tốt trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, chống tia tử ngoại, nắng mưa, phù hợp với công trình ngoài trời có khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.

Bước 1: Làm sạch bề mặt

  • Loại sạch bụi bẩn trên bề mặt.
  • Đảm bảo bề mặt bằng phẳng, đục bỏ phần thừa và trám vá lại phần lõm.
  • Có thể để bề mặt bê tông khô tự nhiên hoặc dùng dụng cụ thổi nếu cần.

Bước 2: Quét lớp tạo dính

  • Quét lớp mỏng sơn lót Primer gốc bitum lên bề mặt để tăng độ bám dính cho màng chống thấm.

Bước 3: Thi công màng khò

  • Kiểm tra toàn bộ lớp màng, bề mặt khò cần phải để úp xuống dưới. Đặt cuộn màng vào vị trí thi công.
  • Sử dụng đèn khò, làm nóng dán bề mặt màng chống thấm. Lưu ý cuốn ngược màng, tránh để thay đổi vị trí và hướng.
  • Dùng đèn khò để làm chảy lớp tạo dính trên bề mặt tầng hầm. Dán màng chống thấm dính vào bề mặt lớp tạo dính.
  • Cuối cùng ép và miết màng chống thấm xuống bề mặt thật chặt để đảm bảo cố định.

Chống thấm hầm bằng màng tự dính

Các phương pháp chống thấm tầng hầm phổ biến không thể bỏ qua chống thấm bằng màng tự dính. Ưu điểm của loại vật liệu này là khả năng bám dính và độ đàn hồi rất tốt. Nếu được thi công đúng cách, tuổi thọ có thể trên 15 năm, phù hợp với phương pháp chống thấm tầng hầm từ ngoài vào.

Bước 1: Chuẩn bị

  • Khắc phục các vết rạn nứt trên bề mặt vách hầm bằng vữa trộn phụ gia chống thấm.
  • Đảm bảo bề mặt nhẵn, không gồ ghề, không dính vữa thừa hay bất kỳ các tạp chất nào khác.

Bước 2: Thi công

  • Quét phủ lớp lót Primer để tăng cường khả năng bám dính giữa bề mặt với màng dán
  • Ở bề mặt vách ngoài, dán lớp chống thấm lên. Chú ý khi ghép mí phải đảm bảo khít hoàn toàn.
  • Thi công từ dưới lên.

Chống thấm hầm bằng sơn chống thấm

Sơn chống thấm được ưu tiên sử dụng trong các phương pháp chống thấm tầng hầm do quy trình thi công đơn giản, có nhiều loại với nhiều công dụng riêng giúp bạn có nhiều lựa chọn, phù hợp với hầu hết các công trình.

Siêu thị chống thấm thực hiện chống thấm tầng hầm

Siêu thị chống thấm thực hiện chống thấm tầng hầm

Với hàng mục chống thấm này, các vật liệu gốc xi măng được khuyến khích sử dụng bởi chúng vừa có khả năng chống thấm thuận, vừa có thể chống thấm nghịch.

  • Bám dính tốt trên mặt nền bê tông
  • Có thể chống thấm thuận và chống thấm nghịch
  • Tiện lợi trong cán phủ, ốp lát
  • Đa năng, ứng dụng cho hầu hết các hạng mục.

Bước 1: Chuẩn bị mặt nền

  • Trước khi thi công, bề mặt phải ổn định, sạch và không có dầu, mỡ, bụi bẩn, rong rêu hoặc bất kỳ vật liệu kém bám dính nào.
  • Lớp nền gốc xi măng phải chuẩn bị bằng biện pháp cơ học thích hợp để làm phẳng các điểm gồ ghề, mở các lỗ xốp, tạo điều kiện cho độ bám dính tối ưu.
  • Các lớp phủ cũ và vật liệu vụn rời phải loại bỏ hoàn toàn bằng cách chải hoặc dùng máy chà nhám thích hợp.

Bước 2: Làm ẩm/quét lót bề mặt

  • Vật liệu gốc xi măng ưa ẩm nên bề mặt cần được làm ẩm kỹ trước khi thi công. Tuy nhiên không để đọng nước.
  • Nên sử dụng sản phẩm lót nhũ tương để vật liệu liên kết tốt hơn với bề mặt bê tông.

Bước 3: Khuấy trộn vật liệu, thi công

  • Trộn vật liệu theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, khuấy trộn bằng máy khuấy ở tốc độ thấp đến khi hỗn hợp đồng nhất, không vón cục.
  • Sau khi khuấy, để vật liệu nghỉ 1- 2 phút trước khi tiến hành thi công lớp thứ nhất.
  • Ngay sau khi lớp chống thấm đầu tiên vừa đông cứng và được thấm ẩm bằng nước, thi công lớp thứ hai theo phương thẳng đứng hoặc khác hướng với hướng thi công trước đó.
  • Sau khi thi công lớp cuối cùng, bảo vệ hệ thống chống thấm khỏi các điều kiện thời tiết bên ngoài (nắng trực tiếp, gió, mưa, sương giá) trong khoảng 3-5 ngày.

Trên đây là các phương pháp chống thấm tầng hầm đơn giản, hiệu quả cao, độ bền trên chục năm. Mong rằng thông tin mà bài viết cung cấp sẽ giúp bạn đọc có lựa chọn tốt nhất. Siêu thị chống thấm cung cấp dịch vụ chống thấm trọn gói, liên hệ hotline 0904.093.533 để được tư vấn chi tiết.

Đọc thêm bài viết: Gợi ý vật liệu chống thấm vách tầng hầm cho hiệu quả 100%

0/5 (0 Reviews)