Hiện nay, nhiều người vẫn chủ quan cho rằng việc chống thấm vách tầng hầm là không cần thiết, là lãng phí mà quên mất đây mới là khu vực có nguy cơ thẩm ẩm cao, làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu công trình. Cùng Siêu thị chống thấm tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây thấm vách hầm và giải pháp chống thấm cho hạng mục này.
Tại sao cần thực hiện chống thấm vách tầng hầm?
Tầng hầm là một hoặc nhiều tầng của tòa, ngôi nhà được thiết kế bố trí xây dựng nằm hoàn toàn hoặc một phần dưới sàn và nằm sâu trong lòng đất (nằm âm).Với những tòa nhà cao tầng, tầng hầm còn là nền móng cho công trình, được thiết kế phục vụ với nhiều mục đích khác nhau như hầm để xe, tầng hầm kinh doanh, lưu trữ hàng hóa…
Tầng hầm là nền móng cho cả công trình nên cần đầu tư chống thấm để đảm bảo kết cấu vững chắc
Những lý do bạn bắt buộc phải thiết kế và thi công chống thấm vách tầng hầm đó là:
- Tầng hầm là nền móng cho cả công trình hàng chục tầng, là nơi chịu áp lực lớn nhất. Nếu không chú trọng chống thấm ngay từ đầu, tầng hầm sẽ thấm dột làm giảm sự kiên cố, nhanh chóng xuống cấp và tiềm ẩn những nguy hiểm
- Hầm nhà cao tầng thường phải đào sâu, dễ chạm đến các mạch nước ngầm nên nguy cơ bị thấm ngược là rất cao
- Hầm bị ẩm ướt sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh, hư hỏng hàng hóa, nguyên vật liệu được trữ tại đó
- Chống thấm tầng hầm giúp đảm bảo yếu tố mỹ quan, giữ cho không gian khô ráo và sạch sẽ.
Nguyên nhân gây thấm dột vách tầng hầm
Xác định chính xác nguyên nhân gây thấm sẽ giúp bạn có giải pháp khắc phục chống thấm vách hầm hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng tái thấm dột. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất mà bạn có thể tham khảo để đánh giá công trình của mình:
- Thiết kế chống thấm sơ sài, kiến trúc sư chuyên môn không cao, không nắm đúng quy trình chống thấm, không đưa ra được phương pháp chống thấm tốt nhất ngay từ lúc đầu. Do đó, chỉ sau một thời gian ngắn đi vào sử dụng, công trình đã bị thấm nước
- Trong quá trình thi công xây dựng, chất lượng bê tông không đảm bảo, bê tông kém chất lượng dẫn tới thấm nước. Chúng ta đều biết, bản chất của bê tông có tính đàn hồi và giãn nở nên rất đặc chắc, nếu thi công đúng kỹ thuật, vật liệu chuẩn và đúng số lưỡng sẽ không xuất hiện mao quản. Tuy nhiên vì chất lượng bê tông kém đã dẫn đến nứt gãy và gây thấm
Xác định đúng nguyên nhân gây thấm để xử lý được hiệu quả
- Do quy trình thi công chống thấm dột kém chất lượng: các nhà thầu thường chọn phương án chống thấm giá rẻ nên chất lượng từ vật liệu đến quy trình đều không đảm bảo, thi công theo kiểu chắp vá, thấm chỗ nào khắc phục chỗ đó nên sẽ rất nhanh hỏng
- Do thay đổi thiết kế hoặc sửa chữa công trình không đúng cách: đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến vách tầng hầm bị thấm nước. Việc thay đổi kết cấu sẽ khiến các mạch ngừng giữa sàn với chân tường hoặc điểm tiếp giáp ở các ống kỹ thuật đi xuyên đà, dẫn đến liên kết lỏng lẻo và gây ra thấm dột
- Tầng hầm là công trình nằm ngầm dưới đất, chịu tác động mạnh mẽ của các mạch nước ngầm cũng như hệ thống cấp thoát nước của các công trình xây dựng nên nguy cơ thấm ẩm là rất lớn
- Đường ống nước bị rò rỉ nhưng không phát hiện và xử lý kịp thời, lâu ngày dẫn tới thấm
- Một nguyên nhân nữa phải kể đến là điều kiện thời tiết: Việt Nam là quốc gia có nền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nồm kéo dài, độ ẩm cao, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa khá lớn gây phá hủy bề mặt và cấu trúc vật liệu, tạo điều kiện cho nước xâm nhập.
Tầng hầm là nơi có nguy cơ thấm dột rất lớn, do đó dù là công trình lớn hay bé, khi xây dựng tầng hầm cũng cần chú trọng đến vấn đề chống thấm vách tầng hầm một cách bài bản. Bên cạnh đó, khi phát hiện có thấm dột cần xử lý, khắc phục càng sớm càng tốt, tránh để lây lan rộng làm mất nhiều thời gian và chi phí sửa chữa.
Giải pháp chống thấm vách tầng hầm triệt để
Do nhu cầu chống thấm vách tầng hầm ngày một tặng nên các phương pháp xử lý chống thấm cũng rất nhiều. Dưới đây là gợi ý 3 giải pháp chống thấm hiệu quả, đã được áp dụng cho nhiều công trình khác nhau, mời bạn đọc theo dõi tiếp.
Chống thấm vách trong tầng hầm bằng Neopress Crystal
Trường hợp không thể thực hiện chống thấm vách ngoài tầng hầm được, chúng ta tiến hành chống thấm vách trong. Khi đó, Neopress Crystal là vật liệu được khuyên dùng. Đây là vật liệu chống thấm hệ tinh thể thẩm thấu gốc xi măng, lý tưởng cho chống thấm tầng hầm, bể nước, giếng…
Neopress Crystal chịu áp suất thủy tĩnh dương và âm nên thích hợp chống thấm vách trong của tầng hầm
Ưu điểm của sản phẩm:
- Chịu áp suất thủy tĩnh dương và âm
- Có khả năng tạo cầu các vết rạn nứt
- Thoát hơi nước và bảo vệ bê tông trước sự cacbon hóa
- Không làm ăn mòn lớp bê tông cốt thép
- Duy trì phản ứng khi tiếp xúc với hơi ẩm, có thể lấp đầy các mao mạch, hàn vá các vết nứt có chiều rộng lên đến 0,4mm
- Cường độ bám dính là 1,75N/mm2.
Ứng dụng trong thi công:
- Chống thấm được cho cả sàn và vách tầng hầm với 2 chiều chống thấm thuận, nghịch
- Thi công được cả 2 phương pháp rắc và phun. Rắc khô thực hiện sau khi nghiệm thu cốt thép sàn và trước khi đổ bê tông sàn. Hoặc phun sau khi bê tông sàn tầng hầm đã hoàn thiện bề mặt và đạt cường độ thiết kế.
Chống thấm vách ngoài tầng hầm bằng Revinex Flex FP
Chống thấm vách ngoài tầng hầm được xem là cách tốt nhất để bảo vệ bê tông, nó còn được gọi là chống thấm thuận. Trường hợp khu vực thi công ổn định, độ sụt lún không cao thì có thể sử dụng vữa chống thấm Revinex Flex FP.
Ưu điểm của giải pháp chống thấm vách tầng hầm này như:
- Dễ thi công, không yêu cầu cao về thiết bị
- Tương tự Neopress Crystal, Revinex Flex FP cũng chịu được áp suất thủy tĩnh âm và dương
- Chi phí đầu tư thấp, thi công đơn giản nên tiết kiệm chi phí
- Cường độ liên kết là 1.6N/mm2.
Revinex Flex FP được dùng trong chống thấm sàn, vách tầng hầm với một chiều chống thấm thuận. Nếu bạn dùng cho chống thấm sàn cần thi công Revinex Flex FP lên trên lớp bê tông lót tiếp đến là lớp vữa và rải thép, cuối cùng là đổ bê tông sàn.
Revinex Flex FP: Giải Pháp Chống Thấm Linh Hoạt và Hiệu Quả
Chống thấm là một phần quan trọng trong xây dựng, đảm bảo sự bền vững và độ bền của các công trình trong nhiều môi trường khác nhau. Hãy cùng khám phá Revinex Flex FP, một hệ thống chống thấm đột phá được thiết kế để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu đặc biệt của nhiều ứng dụng khác nhau. Với sự linh hoạt và độ tin cậy không giới hạn, sản phẩm này là sự lựa chọn lý tưởng cho nhiều dự án khác nhau.
Các Lĩnh Vực Ứng Dụng
Revinex Flex FP có sự kết hợp độc đáo giữa thành phần xi măng tiêu chuẩn (A) và ba thành phần lỏng chuyên biệt (B), tạo ra bốn hệ thống chống thấm khác nhau. Được tinh chỉnh theo yêu cầu cụ thể của từng ứng dụng, những hệ thống này định nghĩa lại các tiêu chuẩn chống thấm:
- Revinex Flex + Nước:
- Giải pháp một thành phần, tiết kiệm và dễ thi công.
- Lý tưởng cho việc chống thấm hiệu quả ở hầm, tường, giếng, tường ngoại thất cần đổ đất và nhiều nơi khác.
- Revinex Flex + Revinex Flex FP:
- Chống chịu áp lực thủy tĩnh được chứng nhận 7 bar theo DIN 1048-5 và ΕΝ 12390-8.
- Giải pháp chống thấm lý tưởng cho hầm, bể nước, và các công trình tương tự.
- Revinex Flex + Revinex Flex U360:
- Hệ thống chống thấm linh hoạt, hoàn hảo cho sân thượng, ban công, hồ bơi, và các phòng ẩm (phòng tắm, nhà bếp, v.v.) trước khi đặt gạch lát.
- Revinex Flex + Revinex Flex ES:
- Hệ thống chống thấm đàn hồi chống tia UV.
- Lý tưởng cho các ứng dụng chống thấm đòi hỏi cao trên sân thượng và ban công dưới lớp gạch, cũng như trên bề mặt ngoại thất như mái phẳng, tường ngoại thất, v.v.
Hướng Dẫn Sử Dụng
Việc chuẩn bị bề mặt cơ bản là quan trọng để đạt được hiệu suất tốt với hệ thống chống thấm Revinex Flex FP. Bề mặt xi măng cần được chuẩn bị cơ bản bằng cách cơ học (như mài, phun nước, phun cát, fresatura, v.v.) để làm phẳng những không đều, mở lỗ chân không và tạo điều kiện cho sự bám dính tối ưu. Việc sửa chữa, điền khe hở, và làm phẳng bề mặt được thực hiện bằng các sản phẩm sửa chữa thích hợp như Neorep, đảm bảo nền bền vững.
Đối với vùng gia cường già, việc sử dụng Neodur Metalforce và sau đó áp dụng chất chống ăn mòn Ferrorep được khuyến khích. Những điểm này cũng nên được che phủ sau đó bằng Neorep. Tại những điểm có dòng nước, việc sử dụng Neostop được khuyến khích trước khi áp dụng Neorep. Trước khi áp dụng Hệ thống Chống thấm Revinex Flex, bề mặt cần ổn định, sạch sẽ và không có bụi, dầu, mỡ, rêu hoặc bất kỳ vật liệu bám dính kém nào. Bề mặt cần phải phẳng và mịn màng nhất có thể.
Quy Trình Lót Primer
Trước khi áp dụng Hệ thống chống thấm vách tầng hầm Revinex Flex, bề mặt xi măng nên được làm ẩm kỹ, đạt được điều kiện khô bề mặt đầy đủ (SSD), mà không có nước đọng. Hoặc có thể sử dụng lót bề mặt bằng cuộn với emulsan copolymer Revinex pha loãng với nước theo tỷ lệ Revinex: nước – 1:4.
Quy Trình Áp Dụng
Quá trình áp dụng bao gồm việc từ từ thêm lượng B lỏng (tùy thuộc vào hệ thống) vào lượng bột tương ứng (phần A) của Hệ thống Chống thấm Revinex Flex. Khi khuấy hỗn hợp đồng thời bằng máy trộn điện tốc độ thấp, cho đến khi nó trở nên đồng nhất, không có gói bột nào. Sau đó, hỗn hợp được áp dụng ban đầu ở tất cả các góc được gia cường bằng lưới thủy tinh chống kiềm Gavazzi 0059-Α (“wet-on-wet” với hai lớp với lưới thủy tinh được đặt giữa) và đồng thời, ở một lớp trên toàn bề mặt ngang và/hoặc dọc bằng cọ hoặc trái nhẵn.
Ngay sau khi lớp chống thấm xi măng đầu tiên đã đông cứng và sau khi ẩm nhẹ bề mặt bằng nước, lớp chống thấm xi măng thứ hai được áp dụng theo hướng dọc hoặc hướng khác so với lớp trước đó.
Nếu cần, mọi lớp tiếp theo được áp dụng theo cách tương tự. Độ dày của mỗi lớp không nên vượt quá 1mm để đảm bảo quá trình chống thấm chất liệu diễn ra đúng cách. Để tăng khả năng chống rách, khuyến cáo gia cường kỹ thuật bằng lưới thủy tinh chống kiềm N-Thermon Mesh 90gr (đối với hệ thống Revinex Flex + nước hoặc Revinex Flex + Revinex Flex FP) hoặc Gavazzi 0059-A (đối với hệ thống Revinex Flex + Revinex Flex U360 hoặc Revinex Flex + Revinex Flex ES).
Sau khi áp dụng lớp cuối cùng, nên bảo vệ hệ thống chống thấm khỏi điều kiện thời tiết bên ngoài (ánh nắng trực tiếp, gió, mưa, đóng băng) trong khoảng thời gian 3-5 ngày.
Revinex Flex FP đứng ở phía trước của các giải pháp chống thấm, mang đến sự linh hoạt, độ tin cậy và dễ thi công. Với các hệ thống được điều chỉnh cho từng ứng dụng cụ thể, nó giải quyết những thách thức đặc biệt của việc chống thấm trong xây dựng, đảm bảo các công trình duy trì sức mạnh chống lại thiệt hại từ nước. Hãy chào đón tương lai của chống thấm với Revinex Flex FP, nơi sự đổi mới gặp gỡ hiệu suất.
Chống thấm vách tầng hầm bằng màng chống thấm khò nóng Bitumax
Với những khu vực có độ sụt lún cao, không ổn định thì chúng ta cần chống thấm vách ngoài tầng hầm bằng màng bitum vì chỉ có loại vật liệu này mới có độ co giãn cao, che được các vết nứt và khe hở nếu có.
Ưu điểm của màng chống thấm gốc bitum là:
- Độ bám dính cực kỳ tốt
- Chịu mài mòn và độ va đập cao
- Chi phí đầu tư vật liệu rẻ
Tuy nhiên, thi công vật liệu này đòi hỏi tay nghề của người thợ rất cao, nếu tay nghề kém, non kinh nghiệm, rủi ro về chất lượng chống thấm vách tầng hầm là rất lớn.
Khi thi công cần lưu ý những vấn sau đây:
- Kiểm tra lại toàn bộ về mặt vách hầm trước khi lấp đất. Các vết nứt trên bề mặt cần khắc phục bằng vữa trộn phụ gia chống thấm, vữa không co ngót
- Đảm bảo bề mặt nhẵn, không gồ ghề, không dính vữa bẩn hay tạp chất
- Quét phủ lót Primer để tăng cường độ bám dính
- Trong quá trình dán lớp chống thấm lên bề mặt vách ngoài cần chú ý việc ghép mí khít hoàn toàn. Nếu dùng màng tự dính thì thi công từ dưới lên, màng khò nóng thì thi công từ trên xuống.
Bài viết liên quan:
- Chống thấm tầng hầm là gì? Phương pháp thi công hiệu quả, triệt để nhất
- Các bước thi công chống thấm ngược tường đơn giản và hiệu quả
- Các vấn đề cần lưu ý khi chống thấm nhà vệ sinh và hầm?
Trên đây là tổng hợp thông tin về chống thấm vách tầng hầm, mong rằng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hạng mục chống thấm này và có được lựa chọn tốt nhất về giải pháp chống thấm ẩm cho công trình. Gọi đến Hotline 0904 093 533 hoặc truy cập website: https://waterproofmark.com/ để được tư vấn nhanh về dịch vụ.