Cách chống thấm tường bên trong hay còn gọi là chống thấm ngược là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả cao, được nhiều chủ nhà tin tưởng lựa chọn sử dụng. Cùng tìm hiểu các cách chống thấm tường bên trong nhà phổ biến tại bài viết dưới đây.
Thông tin về chống thấm tường trong nhà (chống thấm ngược)
Chống thấm là việc sử dụng các biện pháp nhằm ngăn nước xâm nhập vào gây hư hại kết cấu công trình cũng như các vật dụng, thiết bị đặt bên trong công trình đó. Trước khi đi vào tìm hiểu các cách chống thấm tường bên trong nhà, cùng điểm qua những thông tin về chống thấm ngược tường.
Chống thấm ngược tường nhà là gì?
Chống thấm ngược (nghịch) tường nhà là phương pháp xử lý ngược chiều với nguồn thấm. Bạn sẽ thực hiện chống thấm ở mặt trong, nơi không tiếp xúc trực tiếp với nguồn thấm.
Chống thấm ngược cho tường yêu cầu cao về kỹ thuật nên không tự ý thực hiện
Áp lực từ nước luôn có xu hướng bóc tách lớp màng chống thấm để xâm nhập vào. Do đó, để ngăn chặn tình trạng thấm ngược trong nhà, đòi hỏi kỹ thuật thi công chuyên nghiệp và tỉ mỉ để mang lại lớp bảo vệ tối ưu cho công trình của bạn.
Đặc điểm phương pháp chống thấm ngược
Áp lực nước tác dụng lên mặt sau của lớp chống thấm làm tăng xu hướng tách lớp chống thấm khỏi bề mặt. Do đó, vật liệu sử dụng trong trường hợp này cần có tính bám dính cao, liên kết vững chắc với các lớp vật liệu khác và đặc biệt là phải có độ đàn hồi tốt, chịu được áp suất của nước.
Ngăn nước tức thời là điểm đặc trưng của chống thấm ngược.
Khi nào cần thực hiện chống thấm ngược tường?
Cách chống thấm tường bên trong nhà được áp dụng trong trường hợp không thể thực hiện chống thấm thuận. Phạm vi áp dụng phương pháp này như sau:
- Tường trong bị ẩm và thấm do làm tầng hầm, thấp hơn cốt đường hiện hữu.
- Tường nhà giáp ranh với tường nhà bên cạnh.
- Tường ngoài bị thấm do vết nứt hoặc tường đã cũ.
- Bể bơi, bể nước ngầm nguy cơ thấm do mạch nước bên ngoài.
- Đơn vị thi công cần hiểu rõ về kết cấu bê tông của bức tường chuẩn bị chống thấm.
Cách chống thấm tường bên trong nhà
Chống thấm nên thực hiện ngay từ khi phát hiện dấu hiệu thấm dột, tránh để lâu, tình trạng thấm dột nặng lên, hậu quả gây ra lớn. Khi đó, việc sửa chữa, khắc phục sẽ mất nhiều thời gian và chi phí. Dưới đây là 3 phương pháp chống thấm ngược cho tường từ những vật liệu chuyên dụng, hiệu quả đã được kiểm chứng.
Chống thấm ngược tường nhà bằng vật liệu gốc xi măng Revinex Flex FP
Nói đến chống thấm ngược, vật liệu gốc xi măng là lựa chọn nhất định không thể bỏ qua. Trong đó phải kể đến dòng sản phẩm Revinex Flex FP. Vật liệu này có thể thích ứng với tường xây, gạch ốp hoặc bê tông.
Cách chống thấm tường bên trong nhà bằng vật liệu gốc xi măng rất được ưa chuộng hiện nay
Việc thi công khá đơn giản và nhanh chóng, chỉ cần trộn sản phẩm với nước hoặc một polyme thích hợp. Điều quan trọng cần lưu ý là vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công, làm ẩm vì vật liệu gốc xi măng ưa ẩm.
Các chuyên gia từ Siêu thị chống thấm đánh giá, đây là dòng vật liệu có độ bám dính cao, thích nghi dễ dàng với nhiều chất nền xây dựng. Do đó, bên cạnh chống thấm ngược cho tường, nó còn được dùng phổ biến cho nhiều hạng mục khác như mái lộ thiên, ban công, sân thượng.
Quy trình thi công chống thấm bằng vật liệu Revinex Flex FP
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Vệ sinh bề mặt: loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, vữa yếu.
- Trám phẳng lỗ hổng, vết nứt trên bề mặt.
- Tạo độ ẩm bằng nước.
Bước 2: Trộn vật liệu
- Cho trước thành phần B (7kg) vào thùng trộn vật liệu đã làm sạch, sau đó cho thành phần A (bột: 25kg) từ từ vào và trộn đều với máy trộn tốc độ chậm cho đến khi sản phẩm đồng nhất và không bị vón cục.
Bước 3: Tiến hành thi công
- Thi công 2 đến 3 lớp theo định mức 1kg/m2/1 lớp.
- Thi công lớp thứ nhất, chờ cho lớp thứ nhất khô bề mặt (khoảng 3-4h), tiến hành thi công lớp thứ 2 lên toàn bộ bề mặt lớp thứ nhất.
- Hai lớp được quét/phun vuông góc nhau nhằm đảm bảo phủ kín bề mặt bề mặt bê tông.
- Độ dày mỗi lớp khoảng 1mm đến 2mm.
Cách chống thấm tường bên trong nhà bằng vật liệu gốc xi măng Revinex Flex U360
Bên cạnh Revinex Flex FP, Revinex Flex U360 cũng là vật liệu gốc xi măng rất phổ biến sử dụng trong cách chống thấm tường bên trong nhà. Vật liệu này có khả năng kết liền khe nứt, ngăn nước hoàn hảo. Bám dính tốt lên hầu hết các loại nền xây dựng như bê tông, đá, gốm, sứ, gạch.
Revinex Flex U360 là một trong những cách chống thấm tường bên trong nhà được chuyên gia khuyên dùng
Quy trình thi công
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Bề mặt sạch sẽ, không bám dầu mỡ, bụi bẩn, các thành phần dễ bong tróc/
- Bề mặt được làm bão hòa ẩm nhưng không để nước động.
Bước 2: Trộn vật liệu
- Đổ từ từ thành phần A (bột) vào thành phần B (lỏng), khuấy đều bằng máy khuấy tốc độ chậm trong 3-5 phút để tạo hỗn hợp đồng nhất/
- Để nghỉ trong 2-3 phút/
Bước 3: Thi công
- Thi công lớp thứ nhất bằng chổi quét hoặc máy phun với định mức 1-2 kg/m2/lớp.
- Thi công lớp thứ 2 khi lớp thứ nhất khô (khoảng 4 giờ).
- Có thể kết hợp với lưới gia cố Polyester 1 phần hoặc toàn bộ bề mặt để tăng các tính năng cơ lý.
Cách chống thấm tường bên trong nhà bằng Neopress Crystal
Vật liệu cuối mà bài viết muốn nhắc tới chính là Neopress Crystal. Sản phẩm được đánh giá cao về chất lượng nhờ khả năng chống thấm nước tuyệt vời. Thi công đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng thích nghi với nhiều dòng vật liệu xây dựng.
Neopress Crystal là cách chống thấm tường bên trong nhà đơn giản, hiệu quả cao
Ưu điểm của Neopress Crystal phải kể đến đó là:
- Có độ bám dính cao, dễ thích nghi với bê tông, gạch, xi măng,… Ngoài sử dụng trong cách chống thấm tường bên trong nhà, bạn còn có thể dùng trong chống thấm nhiều hạng mục khác như hầm, chung cư, công trình dân sinh.
- Neopress Crystal thẩm thấu, phản ứng cùng độ ẩm để tạo ra tinh thể không hòa tan, bít kín các lỗ rỗ ở trên bề mặt ngang và đảm bảo độ kín nước.
- Là vật liệu giúp chống lại áp suất thủy tĩnh dương và âm, kết liền các vết nứt hay lỗ hổng.
Hướng dẫn cách chống thấm tường bên trong nhà bằng Neopress Crystal
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Vệ sinh bề mặt, đảm bảo sạch sẽ và khô ráo.
- Sửa chữa các lỗ rỗ và vết nứt.
Bước 2: Trộn vật liệu
- Pha trộn Neopress Crystal với nước theo tỷ lệ ghi trên hướng dẫn sản phẩm.
- Trộn đều đến khi tạo thành hỗn hợp nhuyễn mịn.
Bước 3: Thi công
- Sử dụng máy phun/con lăn để thi công lớp đầu tiên.
- Khi lớp đầu khô (thường sau 4-6 tiếng), thi công lớp thứ hai theo chiều ngược lại với lớp đầu.
- Đảm bảo lớp đầu vẫn ẩm để có khả năng bám dính tốt nhất.
Chống thấm là công việc đòi hỏi rất nhiều về kỹ thuật. Do đó, thay vì tự thực hiện, bạn nên thuê đơn vị thi công uy tín để đảm bảo chất lượng, hiệu quả về lâu dài.
Có khá nhiều cách chống thấm tường bên trong nhà, tuy nhiên, 3 cách kể trên đã được kiểm chứng về hiệu quả cũng như độ bền tốt nhất. Các loại vật liệu trên hiện được phân phối chính hãng bởi Siêu thị chống thấm, liên hệ hotline 0904.093.533 để được tư vấn chi tiết về dịch vụ chống thấm, vật liệu chống thấm và chương trình ưu đãi mới nhất.