Chống thấm sàn mái là hạng mục quan trọng số 1 trong thi công chống thấm cho các công trình xây dựng nhằm bảo vệ sàn mái trước tác động của thời tiết, khí hậu, giúp làm đẹp và giữ gìn kết cấu ngôi nhà. Cùng Siêu thị chống thấm tìm hiểu rõ hơn về giải pháp chống thấm dột này.
Chống thấm sàn mái là gì?
Chống thấm sàn mái là việc sử dụng các vật liệu có chức năng ngăn chặn sự thấm nước trên xuống dưới cho các bề mặt nằm ngang. Nó thường được dùng để thi công cho các cấu trúc xi măng và bê tông sư sân thượng, nề nhà, tường, bể nước, sàn nhà vệ sinh… Hợp chất chống thấm dùng cho sàn cũng có thể dùng làm vữa dán gạch nền, ốp gạch tường phòng tắm, nhà bếp…
Nguyên nhân và hệ quả của thấm dột sàn mái
Hiện tượng thấm dột sàn khiến bạn cảm thấy khó chịu, nó đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công trình nhà bạn. Trước khi tiến hành công tác chống thấm sàn mái, cùng điểm qua một số nguyên nhân và hậu quả của việc thấm dột sàn.
Thấm dột sàn mái gây phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày
Nguyên nhân:
- Do khí hậu, thời tiết: sàn mái bê tông chịu tác động thường xuyên của thời tiết. Khi có sự thay đổi này sẽ khiến cho sàn mái bị xuống cấp. Vào mùa mưa, nước len lỏi vào gây rò rỉ xuống trần nhà làm xuất hiện tình trạng thấm nước.
- Tầng trên lây lan xuống: trường hợp này rất dễ bắt gặp ở những ngôi nhà cao tầng. Sàn nhà tầng trên bị thấm, dột nước và lây lan xuống trần nhà ở dưới.
- Quy trình chống thấm sai: đơn vị thi công tính toán sai các bước kỹ thuật, vật liệu, sai các bước thi công dẫn đến kết cấu lớp chống thấm không bền vững gây thấm ẩm.
- Sử dụng vật tư không đảm bảo chất lượng: việc sử dụng vật liệu kém chất lượng để thi công là một trong những nguyên nhân khiến sàn bị xuống cấp nhanh chóng. Chất lượng vật liệu cao hay thấp đều ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ công trình.
- Hệ thống thoát nước kém: thiết kế sàn mái không đạt chuẩn độ dốc yêu cầu, không có máng hứng thoát nước khiến nước mưa ứ đọng lâu ngày và ngấm xuống.
Hệ quả:
- Kết cấu nhà cửa bị xuống cấp, hư hỏng: thấm, dột là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng công trình bị xuống cấp nhanh chóng. Hiện tượng nứt, sụt lún là những dấu hiệu dễ thấy nhất. Nó làm hư hỏng gạch, nứt tường nhà, trần nhà nứt ngày càng sâu và dài hơn.
- Mất thẩm mỹ: đây là hệ quả gây khó chịu nhất với người sử dụng. Dấu hiệu rõ nhất là những vết nứt ngang, dọc, vị trí bị thấm ngả màu, móc rêu xanh, nấm mốc.
- Đồ vật trong nhà nhanh chóng bị hư hại: các vật dụng trong nhà bị ngấm nước sẽ gây nấm mốc, phai màu. Những thiết bị điện, ổ điện dễ cháy, hỏng dẫn tới chi phí sửa chữa, thay thế là rất tốn kém.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: nỗi lo lớn nhất là nguy cơ mất an toàn từ hệ thống điện khi xảy ra sự cố cháy nổ, điện giật. Môi trường ẩm ướt còn là điều kiện lý tưởng để nấm mốc sinh sôi phát triển gây ra các bệnh liên quan tới da, phổi.
Top 5 cách chống thấm sàn mái tốt nhất hiện nay
Với nhu cầu chống thấm sàn mái ngày một tăng, hiện có rất nhiều phương pháp chống thấm khác nhau. Tuy nhiên, với kinh nghiệm thực tế đã thi công, Siêu thị chống thấm gợi ý 5 cách chống thấm tốt nhất dưới đây:
Quy trình thực hiện chống thấm sàn mái bằng màng bitum
Màng bitum khò nóng có ưu điểm là chống thấm bê tông tuyệt đối, độ đàn hồi cao, chịu xé, chịu đâm thủng và kéo tốt, thích ứng tốt trong mọi điều kiện thời tiết.
Xử lý thấm dột sàn mái bằng màng bitum
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Làm sạch cát, bụi bẩn, dầu mỡ cũng như các tạp chất trên bề mặt sàn. Các lớp vảy bê tông cần đục bỏ và mài bằng.
- Trám vá phần lõm, nứt, đảm bảo bề mặt phải bằng phẳng.
Bước 2: Thi công
- Quét một lớp mỏng sơn lót gốc Bitum lên mặt để tăng độ bám dính cho tấm trải.
- Dán màng khò bằng cách dùng đèn khò gas, khò vào phần dưới tấm màng cho đến khi bề mặt bitum chảy mềm, có khả năng bám dính tốt nhất thì dán màng xuống. Tiếp đến dùng con lăn miết chặt màng lên bề mặt.
- Cuối cùng, cán vữa bảo vệ lên lớp màng bitum chống thấm để bảo vệ màng.
- Sau khi hoàn tất công đoạn chống thấm sàn mái bằng màng bitum, thực hiện ngâm nước trong 24h. Nếu bề mặt sàn không còn thấm nước thì tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình.
Một số màng của hãng lemax các bạn có thể tham khảo: https://lemax.vn/
Hướng dẫn chống thấm sàn mái bê tông lộ thiên
Thị trường hiện nay có nhiều loại sơn chống thấm lộ thiên, mỗi sản phẩm có tỉ lệ pha trộn khác nhau. Vì vậy khách hàng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng nhằm đảm bảo tỷ lệ cũng như chất lượng tốt nhất.
Bước 1: Dọn vệ sinh bề mặt
- Bề mặt cần làm sạch, mài nhẵn
- Bề mặt phải khô toàn bộ và không để đọng nước trước khi thi công
- Với sản phẩm Neotex, độ ẩm phải < 4 %.
Bước 2: Thi công vật liệu lót
- Phun hoặc quét lớp lót chuyên dụng theo đúng định mức
- Đợi khoảng 8 – 9 tiếng cho lớp lót khô (trong điều kiện nhiệt độ 25 độ C).
Bước 3: Thi công chống thấm
- Quét, lăn hoặc phun vật liệu lên bề mặt cần chống thấm từ 2 đến 3 lớp
- Thi công các lớp theo hướng vuông góc để tránh vật liệu bị hở.
Quy trình chống thấm sân thượng đã lát gạch
Hiện nay, nhiều hộ gia đình vẫn thực hiện lát gạch trên sân thượng để vừa làm sạch đẹp vừa giúp mát mùa hè, ấm hơn mùa đông. Tuy nhiên, khả năng chống thấm của nhiều loại gạch rất kém dẫn đến tình trạng thấm dột, rêu mốc khiến tuổi thọ công trình ngày càng giảm.
Chống thấm sân thượng lát gạch vừa nhanh vừa tiết kiệm
Để khắc phục tình trạng này, người ta thường dùng các vật liệu chống thấm chuyên dụng. Trong đó, chống thấm sàn mái bằng Neoproof PU W được ưu tiên bởi không cần lột gạch.
Bước 1: Làm sạch mặt sân thượng
Bề mặt sân thượng được làm sạch thì hiệu quả chống thấm càng cao.
- Dùng máy mài chuyên dụng để mài bề mặt, sau đó làm sạch bằng máy hút bụi hoặc máy quét
- Trám trét những vị trí rỗng, rỗ, nứt, bong tróc bằng vữa chuyên dụng
- Kiểm tra độ ẩm bề mặt, thích hợp nhất là dưới 8%.
Bước 2: Thi công lót
- Dùng sơn lót Acqua Primer NP quét lên bề mặt với tỷ lệ 0,1~0,2kg/m2 nhằm gia tăng khả năng kết dính giữa lớp chống thấm với bề mặt
- Thi công 1 lớp hoặc 2 lớp.
Bước 3: Chống thấm sàn mái bằng Neoproof PU W
- Quét hoặc phun hỗn hợp lên bề mặt cần thi công với định mức 1,5 kg/m2/2 lớp. Lớp sau vuông góc với lớp trước đó
- Sau khi chống thấm lớp thứ nhất cần tiếp tục lớp thứ 2. Lớp tiếp theo cần thi công nhanh chóng để tránh quá khô hoặc quá ướt làm ảnh hưởng đến khả năng bám dính của vật liệu
Sau khi thi công xong, thời gian để vật liệu thẩm thấu vào bề mặt sân thượng ít nhất khoảng 24 giờ.
Cách chống thấm cho sân thượng bị nứt
Trên thực tế, sân thượng là khu vực dễ bị thấm nước nhất trong công trình xây dựng. Khi sân thượng bị nứt, khả năng thấm dốt gần như 100%. Khi phát hiện sân thượng có dấu hiệu nứt, bạn cần nhanh chóng tìm đến những đơn vị cung cấp dịch vụ chống thấm sàn mái chuyên nghiệp để được xử lý, khắc phục.
Chống thấm cho sân thượng bị nứt bằng Neoproof PU 360
- Bước 1: Thợ thi công cần định vị vết nứt một cách chính xác bằng cách dùng quả dọi để định vị từ dưới sàn. Tiếp đó, căn cứ vào kích thước và thông số thu được để xác định chính xác vết nứt trên sàn mái
- Bước 2: Sau khi xác định vị trí vết nứt, người thợ thực hiện đục gạch ở nơi đã định vị, sau khi thấy vết nứt thì cần đục tới khi nào kết thúc vết nứt mới dùng lại
- Bước 3: Dùng máy mài bê tông cầm tay để mài sân làm sao cho vết nứt hiện ra rõ ràng nhất thì dừng lại
- Bước 4: Dùng máy cắt cầm tay để mở rộng vết nứt theo hình chữ V với chiều sâu từ 2-3cm
- Bước 5: Vệ sinh sạch sẽ vùng nứt sau khi đã cắt sâu, dùng hỗn hợp xi măng trộn với nước để tưới lên bề mặt vết nứt. Sau đó đổ thêm vữa Grout lên vết nứt để tạo độ bằng với sàn mái
- Bước 6: Sau khi lớp vữa Grout khô hoàn toàn, thực hiện chống thấm bằng vật liệu chống thấm phủ bảo vệ Neoproof PU 360 hoặc chống thấm lộ thiên Neoproof PU W để có hiệu quả chống thấm cao nhất
- Bước 7: Thợ thi công cùng chủ đầu tư tiến hành thử nước, nghiệm thu và bàn giao công trình.
Trên đây là các giải pháp chống thấm sàn mái giúp mang lại không gian khô ráo, sạch đẹp và bền bỉ. Liên hệ 0904.093.533 để được tư vấn về phụ gia chống thấm sàn mái và các dịch vụ chống thấm.