Tin tức

Dịch vụ khò chống thấm chuyên nghiệp, uy tín

Khò chống thấm

Mặc dù cùng giữ vai trò chống thấm cho các công trình, song màng khò nóng và màng tự dính lại như hai thái cực cạnh tranh với nhau gắt gao trên thị trường. Chung sứ mệnh chống thấm nhưng cấu tạo và kỹ thuật thi công khò chống thấm lại khác nhau, điều này khiến nhiều người băn khoăn, đắn đo về việc nên sử dụng màng khò nóng hay màng tự dính thì sẽ hiệu quả hơn.

Để giải đáp nỗi băn khoăn trên cũng như hiểu được màng chống thấm khò nóng loại nào tốt và kỹ thuật khò chống thấm chuẩn là như thế nào, xin mời bạn đọc cùng tham khảo những thông tin được chuyên gia kỹ thuật của Sieuthichongtham.com.vn chia sẻ trong bài viết sau để tìm được câu trả lời phù hợp nhất.

Tại sao cần khò chống thấm?

Ở những nước có điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, công tác chống thấm luôn luôn được đánh giá là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Chống thấm đòi hỏi phải được thực hiện một cách toàn diện, chứ không phải chỉ làm bên trong hay bên ngoài công trình. Thực hiện chống thấm giống như việc xây dựng một hàng rào giúp ngăn chặn những tác động từ ngoại cảnh để đảm bảo công trình duy trì nét thẩm mỹ và chất lượng cao.

  • Chống thấm giúp tiết kiệm chi phí xây dựng: Khò chống thấm giúp công trình được bảo vệ lâu dài và không khiến chúng ta tốn kém chi phí sửa chữa. Đừng chỉ sơn sửa che đi các vết nứt, nấm mốc mà không giải quyết dứt điểm tình trạng thấm nước.
  • Duy trì tính thẩm mỹ: Công trình khi chịu tác động của mưa, nắng khắc nghiệt sẽ khiến lớp bảo vệ nhanh chóng xuống cấp, dễ dàng bị ẩm ướt, phủ rêu hay nấm mốc.
  • Kéo dài tuổi thọ cho công trình: Mái, nền móng, ban công… đều là những vị trí dễ dàng thấm dột, lâu dần gây ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Đảm bảo chống thấm tuyệt đối cho các vị trí trên sẽ góp phần giúp cho công trình bền bỉ với thời gian.
Khò chống thấm

Công tác chống thấm là rất cần thiết để bảo vệ công trình

Đặc điểm của màng khò nóng

Chúng ta chắc chắn đã nghe tên nhiều vật liệu chống thấm có từ lâu như xi măng polymer, băng cản nước, các vật liệu phổ biến hiện tại như màng khò chống thấm, các vật liệu mới gốc polyurethane hay vật liệu cao cấp gốc polyurea. Trong số đó, màng khò nóng được đánh giá là một sản phẩm phổ biến nhờ được sản xuất từ hỗn hợp giàu bitum và hợp chất chọn lọc atactic polypropylene, tăng khả năng chịu nhiệt, kháng UV và khả năng chống thấm dột cao.

Đặc biệt, bên trong lớp màng khò nóng được gia cố bằng lớp lưới polyester giúp khả năng chịu xé và chịu kéo được nâng cao, là những điểm cộng giúp màng khò nóng được nhiều tổ đội thầu thợ tin tưởng sử dụng cho việc chống thấm các công trình xây dựng.

Lợi ích của màng khò nóng

Khi đã tin tưởng vào việc chống thấm thì nghĩa là chúng ta đã hiểu rõ được giá trị của chống thấm đối với công trình. Những lợi ích của màng khò nóng dưới đây sẽ giúp củng cố thêm niềm tin vào quyết định này.

  • Chống kiềm hóa: Chống thấm có khả năng chống kiềm hóa – hiện tượng tường nhà bị thay đổi màu sắc, bong tróc bởi tác động của axit trong vữa, xi măng. Tính năng này giúp bảo vệ tường nhà luôn bền và đẹp.
  • Chống mài mòn, độ bám dính cao giúp cho tường nhà được bảo vệ bởi va đập, trầy xước.
  • Lấp đầy các khe nứt nhỏ: Chống thấm sẽ lấp các khe nứt nhỏ trên tường, giúp bề mặt trở nên đẹp mắt, láng mịn.
  • Ngăn chặn thấm dột, ẩm mốc: Đây là lợi ích lớn nhất mà chống thấm mang lại. Chống thấm giúp ngăn nước từ ngoài thấm vào trong, qua đó hạn chế ẩm mốc, rêu bám trên bề mặt để bảo vệ sức khỏe con người cũng như tăng tuổi thọ cho công trình.

Màng khò – Giải pháp hiệu quả cho việc chống thấm

Khò chống thấm mặc dù khá tốn kém chi phí, nhưng thực sự mang đến hiệu quả khi chúng ta tiết kiệm được chi phí sửa chữa tốn kém phát sinh trong tương lai.

Định nghĩa và cấu tạo của màng khò

Màng khò nóng hay màng chống thấm khò nhiệt là màng chống thấm dẻo, được sản xuất từ hỗn hợp giàu bitum và hợp chất polymer APP được chọn lọc. Lớp bitum polymer bao phủ cho lớp gia cố bằng lưới polyester  giúp gia tăng đặc tính cơ học, độ bền cơ học cao và phù hợp cho các kết cấu tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ cao.

Ưu điểm nổi bật của màng khò

Màng khò nóng hay các sản phẩm chống thấm khác đều có những ưu điểm riêng biệt để đáp ứng các nhu cầu chống thấm khác nhau.

  • Tiết kiệm thời gian thi công: Màng khò nóng có dạng cuộn hoặc tấm, được khò nóng bằng dụng cụ khò nhiệt để thi công trực tiếp mà không cần phụ gia hay các công đoạn gia công khác. Thi công màng khò nóng giúp tiết kiệm thời gian thi công và nhân lực.
  • Dẻo dai và có tính đàn hồi cao: Màng khò nóng có khả năng chịu tải tốt, hiếm khi bị biến dạng dưới tác động ngoại lực. Đặc biệt thích ứng tốt với những thay đổi nhiệt độ bên ngoài.
  • Khả năng chống thấm vượt trội: Nhờ cấu tạo độc đáo, màng khò nóng có khả năng chống thấm nước cực tốt trong môi trường có áp suất hơi nước cao.
  • Đa ứng dụng: Màng khò phù hợp để chống thấm trong nhiều công trình như nhà vệ sinh, trần nhà, bể bơi hay hố thang máy…, và những dạng địa hình phức tạp khác.

Màng khò nóng đặc biệt thích ứng trong nhiều ứng dụng chống thấm từ tường móng, tầng hầm, mái nhà, sàn đỗ xe cũng như các công trình dân dụng khác.

Khò chống thấm

Màng khò nóng đặc biệt thích ứng trong nhiều ứng dụng

Phương pháp thi công khò chống thấm

Thi công màng khò chống thấm cho các hạng mục công trình nhìn chung sẽ trải qua các bước giống nhau, với vật liệu chống thấm (màng khò, chất quét lót bitum) và các công cụ chuyên biệt (máy khò, nhiên liệu gas, dụng cụ thổi, búa, đục…). Hãy cùng chuyên gia của Sieuthichongtham.com.vn theo dõi từng bước thực hiện sau.

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt.

  • Làm sạch bề mặt (dầu mỡ, gạch, sỏi, cát…), xử lý bề mặt, các vết nứt, lồi lõm, kết cấu không đặc chắc, bê tông bở.
  • Bề mặt càng được đảm bảo sạch sẽ thì bám dính càng tốt, tránh việc màng không bám dính vào bề mặt sẽ tạo điều kiện cho nước luồn dưới các tấm màng.
  • Các góc của bề mặt thi công cần được xử lý để tránh việc màng bị bẻ gấp hoặc dư thừa.

Bước 2: Tạo lớp sơn lót.

  • Quét lớp lót gốc bitum theo đúng định mức của nhà sản xuất để làm sạch bề mặt, chống bụi bám trên bề mặt giúp màng chống thấm và bề mặt được liên kết chặt chẽ.
  • Sử dụng chổi sơn, lu lăn hoăc máy phun áp lực để lớp lót phủ kín bề mặt cần thi công. Tuyệt đối không thi công lớp quét lót khi thời tiết ẩm ướt hoặc dưới ánh nắng mặt trời gay gắt.

Bước 3: Thi công dán màng.

  • Trải tấm màng lên bề mặt đã quét lót, đo và cắt, định hình màng khò trước khi khò dán.
  • Sử dụng đèn khò gas khò cho lớp màng nóng chảy. Cần duy trì nguồn nhiệt tác dụng đều vào mặt sau màng để lớp dính chảy đều.
  • Dùng con lăn để ép màng dính chặt vào nền bê tông. Đảm bảo phần chồng mí giữa hai tấm màng ít nhất là 10cm.
  • Dùng con lăn ấn tấm màng chồng lên nhau tại các vị trí chồng mí sau khi đã dùng nguồn nhiệt làm nóng đều lớp dính.
Khò chống thấm

Thi công dán màng

Bước 4: Chồng mí và làm lớp bảo vệ

  • Sử dụng vật dụng sắc nhọn để chọc thủng các vết phồng rộp do bọt khí gây ra. Sau đó dùng một miếng màng khác dán lên.
  • Thí nghiệm kiểm tra việc kết dính giữa các tấm màng sau khi thi công ít nhất 24 giờ.
  • Sau khi cần làm lớp bảo vệ để tránh màng bị rách, hỏng do việc lưu thông, vận chuyển dụng cụ, lắp đặt thiết bị gây nên.

Bước 5. Bàn giao công trình

Sau khi ngâm nước để kiểm tra mà không phát hiện ra tình trạng thấm nước, tiến hành bàn giao đưa công trình vào sử dụng thực tế.

Bí quyết khò chống thấm hiệu quả

Ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thi công màng khò chống thấm, anh em thầu thợ cần tuân thủ các quy định an toàn để thi công màng khò hiệu quả về chất lượng và đảm bảo sức khỏe người thi công.

  • Đảm bảo không gian thi công thoáng gió.
  • Không hút thuốc, không hàn điện trong không gian gần nơi tiến hành khò màng.
  • Sắp xếp bình gas tại khu vực an toàn.
  • Thi công cần mặc đầy đủ đồ bảo hộ và găng tay bảo vệ.
  • Bảo trì và kiểm tra định kỳ để đảm bảo lớp màng vẫn đang phát huy tính năng chống thấm.
  • Thay thế, xử lý các vị trí màng bị thủng, rách để tránh việc thấm nước lan rộng.

So sánh phương pháp khò chống thấm với xi măng

Tiêu chí so sánh Màng khò nóng Gốc xi-măng 2 thành phần/ PU
Trực quan Ưa nhìn hơn, tấm dày (3-5mm), bó thành cuộn (thường khổ rộng 1m). Dạng lỏng sệt/ dạng bột, đựng trong bao/gói.
Độ bền Gốc bitum nhựa đường, kém bền khi chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết. Đa dạng, phù hợp với các khu vực đặc thù: Nắng nóng, thường xuyên đọng nước, khu vực đi lại, chịu tải trọng…
Cơ chế ngăn nước Tạo thành lớp áo bọc, có nhiều mối nối do kích thước tấm có hạn. Tạo lớp màng liên tục không mối nối.
Vị trí dễ bị nước đi qua Mối nối giữa các tấm, góc cạnh phải cắt tạo khuôn, các vị trí lồi lõm… Không có
Cơ chế thấm nước khi bị thủng Nước lan rộng dưới lớp chống thấm, gây thấm ở bất kỳ chỗ nào. Nước chỉ có thể xâm nhập và dừng lại ở vị trí bị thủng, không gây thấm nếu phía dưới là lớp bê tông đặc chắc.
Khắc phục khi bị sự cố Rất khó, chỉ có thể lột toàn bộ khu vực bị sự cố để làm lại. Rất dễ, thấm vị trí nào khắc phục đúng vị trí đó.
Thi công Phức tạp, nhiều công đoạn (đo, cắt, gia cố, quét lót, khò lửa, đẩy bọt khí…), đòi hỏi thợ tay nghề cao và tập trung. Đơn giản (quét 2-3 lớp), chỉ cần thợ có tính cẩn thận, tuân thủ đúng quy trình.
Giám sát Theo dõi sát sao trong suốt quá trình, không được bỏ qua một chi tiết nào Chỉ cần kiểm tra kết quả cuối cùng (bề mặt nhẵn, kín).
Xu hướng Các hãng lớn đã giảm dần sản xuất từ 2017. Ứng dụng ngày càng rộng rãi.
Ưu điểm
  • Thi công nhanh.
  • Khả năng chống thấm cao với môi trường áp suất hơi nước lớn.
  • Khả năng chịu nhiệt tốt.
  • Chống lại tia UV.
  • Chống thấm tốt.
  • Độ đàn hồi cao.
  • Tuổi thọ kéo dài hàng chục năm.
  • Ngăn thấm nước hiệu quả và làm tăng tuổi thọ công trình.
  • Vữa xi măng chống thấm ngược, xử lý triệt để tình trạng muối hóa bề mặt, nồm ẩm.
  • Giá vật liệu tương đối rẻ.
  • Sử dụng được với nhiều mục đích và tại nhiều vị trí khác nhau.
  • An toàn với sức khỏe.
Nhược điểm
  • Đòi hỏi kinh nghiệm và tay nghề cao khi thi công.
  • Các bề mặt không bằng phẳng dễ gặp các hiện tượng cong vênh, dán không khít và đều, hở mép dán…
  • Màng bị hở và tách ra nếu xử lý các yếu tố về kỹ thuật kém.
  • Chịu chấn động rung lắc kém.
  • Không co giãn (xảy ra nứt gãy sẽ mất khả năng chống thấm).

Tiến về tương lai: Công nghệ và xu hướng mới trong chống thấm

Thấm nước trong một công trình không đơn giản chỉ là lỗi từ quá trình thi công chống thấm, mà có thể là do sử dụng vật liệu kém chất lượng, thậm chí không tương thích với kết cấu của công trình. Vì vậy, kết cấu cũng có sự ảnh hưởng khá lớn đến khả năng chống thấm. Mục tiêu cuối cùng của một vật liệu chống thấm chính ra ứng dụng được trên bề mặt kết cấu xây dựng để phát huy tính năng ngăn nước lâu dài.

Vì thế, vật liệu chống thấm đòi hỏi phải có độ bền tốt, chịu được các dạng nhiệt độ cao – thấp khác nhau, có tính linh hoạt, chống ăn mòn, chống cháy. Đặc biệt, vật liệu cần ổn định kích thước dưới các tác động ngoại cảnh. Biện pháp thi công cần đơn giản, hiệu quả cao.

Vài năm trở lại đây, ngành công nghiệp xây dựng đang tiến gần hơn tới việc sử dụng công nghệ và vật liệu xanh, vật liệu thân thiện với môi trường và con người. Nền kinh tế phi các-bon hay nền kinh tế các-bon thấp đã thúc đẩy không riêng gì ngành xây dựng mà các nhà sản xuất vật liệu chống thấm trên toàn cầu phải chủ động nghiên cứu, sản xuất các vật liệu xanh.

Vật liệu xanh có thể được sản xuất từ bê tông, vật liệu cách nhiệt đến sơn hệ nước, đảm bảo tính thân thiện với môi trường. Cho nên, ngành công nghiệp sơn và chống thấm đã, đang và sẽ tiếp tục quá trình chuyển dịch sang sản xuất các sản phẩm hệ nước với hàm lượng các chất hữu cơ dễ bay hơi thấp, được gọi là “Low VOCs”.

Tất cả những thông tin Sieuthichongtham.com.vn vừa giới thiệu trong bài viết hy vọng sẽ giúp ích được cho chúng ta ít nhiều trong việc lựa chọn sản phẩm chống thấm phù hợp cũng như tin tưởng vào những ưu điểm, lợi ích mà màng khò nóng mang lại.

Nếu bạn cần tìm kiếm đơn vị uy tín để xử lý chống thấm hay đơn giản là mua sản phẩm chính hãng, hãy gọi đến tổng đài của chúng tôi để được tư vấn và khảo sát tại nhà với mức giá 0 đồng ngay từ hôm nay nhé.

Tham khảo các bài viết sau:

0/5 (0 Reviews)