Gốc Polyurea
Chống thấm gốc Polyurea là một trong những loại vật liệu chống thấm được ưa chuộng nhất hiện nay, sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với các gốc vật liệu khác. Cùng Siêu thị chống thấm tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm, cách thi công, bảo giá sơn chống thấm Polyurea ngay sau đây...
Polyurea là gì? Ứng dụng vật liệu chống thấm polyurea
Theo Wikipedia, polyurea là một loại vật liệu đàn hồi có nguồn gốc từ phản ứng trùng hợp từng bậc (Step-growth polymerization) của thành phần isocyanate và thành phần hỗn hợp nhựa tổng hợp. Loại vật liệu này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn bất kỳ lớp phủ polymer nào khác, cụ thể là tính linh hoạt, cường độ cơ học và tuổi thọ của nó.
Chính vì vậy mà polyurea được ứng dụng cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt, trong ngành công nghiệp sơn phủ, chúng ta vẫn thường biết đến vật liệu này dưới những cái tên như sơn polyurea, và khách hàng hay tìm giá sơn polyurea hay chống thấm polyurea bao gồm hai thành phần:
- Thành phần A: Isocyanate.
- Thành phần B: Nhựa tổng hợp ở dạng lỏng.
Khi thi công thực tế, thợ thi công sẽ trộn đều để hai thành phần phản ứng với nhau. Sản phẩm sẽ được quét lăn hoặc phun lên bề mặt và tạo thành một lớp phủ hoàn thiện sau khi quá trình ninh kết kết thúc.
Các sản phẩm sơn hay vật liệu chống thấm polyurea có thể ứng dụng cho nhiều hạng mục khác nhau như:
- Lớp phủ sàn cho nhà máy, nhà kho, bãi đỗ xe,
- Chống thấm bể nước, tầng hầm.
- Chống thấm mái lộ thiên, có thể bước lên và đi lại.
- Chống thấm, chống ăn mòn cho dầm thép, silo.
- Chống thấm cho tất cả các cấu trúc bê tông tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với áp lực lớn.
Ưu điểm và nhược điểm của sơn polyurea
Cho đến nay, polyurea chống thấm vẫn được coi là vật liệu tiên tiến nhất, khắc phục được điểm hạn chế của lớp phủ gốc polyurethane và acrylic, sở hữu đặc tính vật lý vượt trội, mang lại hiệu quả chống thấm tối ưu và lâu dài.
Ưu điểm của sơn polyurea chống thấm
- Độ bám dính lên các bề mặt xây dựng cực tốt, đặc biệt là bề mặt bê tông, chỉ số có thể lên đến trên 3N/mm2.
- Cường độ cơ học cao, đặc biệt thích hợp với bề mặt lộ thiên có nhu cầu đi lại.
- Khả năng chống thấm nước hoàn hảo.
- Bề mặt sau thi công không xảy ra tình trạng phồng rộp, bong tróc.
- Chịu được nước chỉ sau 2 giờ sau khi công.
- Khả năng bắc cầu vết nứt tuyệt vời.
- Thi công dễ dàng bằng con lăn và máy phun.
- Tuổi thọ cao, tối thiểu 20 - 30 năm.
- Đối với bề mặt nhẵn mịn và bằng phẳng, chỉ cần thi công 1 lớp chống thấm là đã đảm bảo được hiệu quả.
Nhờ có những tính năng tuyệt vời kể trên, sơn chịu lực polyurea có thể ứng dụng cho nhiều hạng mục khác nhau với yêu cầu kỹ thuật đặc thù như nhà máy công nghiệp lớn, kho lạnh, đập, cầu, ngầm kỹ thuật, bể nước thải, bể bơi, trạm điện,..
Nhược điểm của sơn polyurea chống thấm
Tuy nhiên, loại vật liệu này cũng có một nhược điểm đó là giá thành khá cao so với các gốc sản phẩm khác do quá trình sản xuất yêu cầu công nghệ cao. Tuy nhiên, đổi lại thì quá trình thi công sẽ nhanh hơn và độ bền của lớp chống thấm cũng sẽ được kéo dài hơn. Đây là một điều mà các đơn vị thi công cũng như chủ đầu tư nên cân nhắc.
Cách thi công và bảo quản sơn polyurea chống thấm
Khi vật liệu gốc polyurea mới ra đời, người ta phải áp dụng biện pháp thi công với nhiệt độ cao, yêu cầu máy móc hiện đại nên rất tốn kém. Tuy nhiên, các sản phẩm gốc polyurea về sau đã được cải tiến để có thể thi công được ở nhiệt độ thường, cụ thể là từ 5 - 35 độ C.
Đồng thời, quy trình thi công cũng rất dễ dàng, không gây hại đến sức khỏe con người, cũng như không phát thải khí V.O.C gây ô nhiễm môi trường.
Quy trình thi công chống thấm gốc polyurea
Quy trình thi công chống thấm polyurea hai thành phần trên thị trường cụ thể sẽ bao gồm các bước như sau.
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Bề mặt cần phải được vệ sinh sạch sẽ, các lỗ rỗ, vết nứt phải được xử lý, trám chít hoàn toàn để tăng cường độ bám dính và che phủ. Đồng thời, bền mặt cũng cần khô ráo, không được để đọng nước.
Bước 2: Trộn vật liệu
Đổ thành phần B vào thùng chứa thành phần A và trộn bằng máy khuấy với tốc độ chậm (khoảng 400 vòng/phút) trong vòng 2 - 3 phút.
Bước 3: Thi công lót Acqua Primer
Pha sản phẩm lót Acqua Primer với nước (10 - 15% trọng lượng) với định mức 0,2kg/m2 và chờ cho khô.
Bước 4: Thi công chống thấm
Sau khi lớp lót đã khô, tiến hành quét hoặc phun lớp phủ polyurea lên với định mức được khuyến cáo. Có thể quét 1 lớp hoặc 2 lớp tùy từng sản phẩm, nhu cầu và điều kiện tại công trình.
Bảo quản sơn polyurea chống thấm như thế nào?
Chống thấm polyurea không yêu cầu quá khắt khe trong khâu bảo quản. Bạn có thể lưu trữ sản phẩm ở nhiệt độ thường với điều kiện kho bãi khô ráo thoáng mát. Tuy nhiên cần lưu ý rằng sản phẩm chống thấm polyurea có thời hạn sử dụng trong vòng từ 1 - 2 năm. Sau khi mở nắp nếu không sử dụng hết nên đậy thật kín để bảo quản và có kế hoạch sử dụng hết càng sớm càng tốt để tránh vật liệu bị hỏng gây lãng phí.
Vật liệu chống thấm gốc polyurea giá bao nhiêu?
Vậy sơn polyurea giá bao nhiêu, định mức thi công như thế nào, chi phí có tốn kém hơn nhiều so với các loại vật liệu khác hay không? sẽ là thắc mắc của nhiều đơn vị thi công cũng như chủ công trình, chủ đầu tư. Polyurea và Polyurethane là hai vật liệu chống thấm phổ biến hiện nay ở hai phân khúc khác nhau nhưng lại dễ gây nhầm lẫn cho người dùng.
Vật liệu polyurea (hay nhiều người vẫn quen gọi là chống thấm urea) sẽ có giá thành cao hơn các loại vật liệu khác. Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm sơn, chống thấm, hoặc keo polyurea vẫn luôn được xếp vào phân khúc cao cấp. Tuy nhiên, đổi lại, hiệu quả mà các sản phẩm này mang đến thì lại rất xứng đáng. Bạn có thể tham khảo bảng giá polyurea chống thấm mà Siêu thị chống thấm đang cung cấp dưới đây:
STT | Tên sản phẩm | Giá 1 bộ (VND) | Định mức | Đơn giá/m2
(VND) |
1 | Neoproof Polyurea R – 19kg/Bộ | 6.384.000 | 1 - 1.2kg/m2 | 403.200 |
2 | Neoproof Polyurea H - 20kg/bộ | 5.640.000 | 1 - 1.2kg/m2 | 340.000 |
3 | Neoproof Polyurea C1 - 20kg/bộ | 9.100.000 | 0.65-0.75kg/m2 | 341.250 |
4 | Neodur FT Clear | 7.272.000 | 0.7kg/m2 | 636.300 |
Lưu ý: Mức giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, chưa bao gồm chi phí phụ gia khi thi công và các loại thuế phí kèm theo. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về mức giá thi công sản phẩm chi tiết vui lòng liên hệ đến hotline của Siêu thị chống thấm để được tư vấn.
Một số sản phẩm sơn polyurea chống thấm sản xuất bởi Neotex - Hy Lạp hiện đang được hệ thống Siêu thị chống thấm nhập khẩu và phân phối trên toàn quốc:
Mua vật liệu polyurea tại đâu uy tín?
Các loại vật liệu như sơn polyurea, keo polyurea đều đã được bán rộng rãi tại nhiều cửa hàng và đại lý trên toàn quốc. Tuy nhiên, để mua sản phẩm chất lượng, đảm bảo hiệu quả, bạn nên lựa chọn sản phẩm chính hãng và đơn vị cung cấp uy tín.
Siêu thị chống thấm là hệ thống cung cấp vật liệu chống thấm và phụ gia xây dựng chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam. Chúng tôi chuyên cung cấp sơn polyurea chống thấm, sản xuất bởi Neotex Hy Lạp, được nhập khẩu trực tiếp, có đầy đủ CO-CQ. Các sản phẩm đều được cấp chứng chỉ CE, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường châu Âu, do vậy, quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng cũng như hiệu quả mà chúng mang lại.
Trên đây là toàn bộ thông tin về polyurea, đặc điểm ứng dụng. Giải đáp các thắc mắc về quy trình thi công, vật liệu polyurea giá bao nhiêu? bảo giá sơn chống thấm polyurea? Hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn khi tìm hiểu về vấn đề này.
Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm về các sản phẩm chống thấm polyurea vui lòng liên hệ ngay đến hotline của Siêu thị chống thấm 0904.093.533 hoặc nhắn tin đến FB Siêu thị chống thấm (https://www.facebook.com/sieuthichongtham.vietthai).